Nhờ Houthi, dầu Nga 'độc quyền' đi qua kênh đào Suez

GD&TĐ - Lực lượng vũ trang Houthi đã tránh tấn công tàu chở dầu Nga, từ đó tạo lợi thế lớn cho nước này trên thị trường.

Nhờ Houthi, dầu Nga 'độc quyền' đi qua kênh đào Suez

Tổng lưu lượng dầu và sản phẩm dầu mỏ đi qua Kênh đào Suez theo cả hai hướng trong tháng 5 năm 2024 đã giảm 34% so với tháng trước.

Dữ liệu này được cung cấp bởi Công ty Kpler của Pháp, đây là doanh nghiệp chuyên thu thập dữ liệu về thị trường hàng hóa. Điều cần nhấn mạnh là so với cùng kỳ năm ngoái mức giảm lên tới 65%.

"Hiện nay khoảng 92% lượng dầu thô đi về phía Nam thông qua kênh đào Suez có nguồn gốc từ Nga", báo cáo của công ty phân tích Pháp cho biết.

Họ lưu ý rằng nguyên nhân quyết định dẫn tới tình trạng trên là do hành động của lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen, trên thực tế, nhóm này đã giúp Nga độc quyền vận tải qua Kênh đào Suez.

Nhận định của các nhà phân tích người Pháp không quá xa sự thật. Hành động của phiến quân Ansar Allah ở Biển Đỏ đã gây tác động đáng kể đến việc vận chuyển nguyên liệu thô qua một trong những tuyến đường biển phổ biến nhất.

Tàu chở dầu Nga - Trung Quốc là đối tượng mà Houthi không tấn công.

Tàu chở dầu Nga - Trung Quốc là đối tượng mà Houthi không tấn công.

Phớt lờ mối đe dọa từ Washington và London, lực lượng Houthi đang tấn công tàu ​​chở dầu, tàu chở hàng, đồng thời đối đầu với tàu chiến của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.

Để làm điều này, không chỉ tên lửa và máy bay không người lái mà còn cả xuồng cảm tử cũng được sử dụng.

Trong một tuyên bố gần đây, các chỉ huy của Houthi nhấn mạnh rằng họ sẽ không tấn công tàu của Nga và Trung Quốc.

Đại diện của phong trào gọi tất cả các tàu khác đi qua kênh đào Suez là mục tiêu hợp pháp của họ. Và như báo cáo của các nhà phân tích Pháp, Houthi rõ ràng biết cách giữ lời.

Liên quân Anh - Mỹ tiếp tục không kích các mục tiêu của Houthi tại Yemen.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thông báo mời nộp báo giá

Thông báo mời nộp báo giá

GD&TĐ - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin về việc mời nộp báo giá khám sức khỏe định kỳ năm 2024.

Uống trà đều đặn được xem là góp phần kéo dài tuổi thọ.

Uống trà làm chậm quá trình lão hóa

GD&TĐ - Tạp chí The Lancet Regional Health, nghiên cứu cho biết, thường xuyên uống trà có thể góp phần tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Công nghệ biến CO2 thành protein có thể giải quyết các thách thức toàn cầu quan trọng như bảo tồn môi trường, an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng.

Biến CO2 thành protein

GD&TĐ - Các nhà khoa học ở Đức đang nghiên cứu để biến CO2 thành protein và vitamin, hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo.