Máy bay Tu-214 được khôi phục cho mục đích đặc biệt

GD&TĐ - "Phòng thí nghiệm bay Tu-214" được khôi phục tại Nhà máy hàng không Kazan đã thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Máy bay Tu-214 được khôi phục cho mục đích đặc biệt

Thông tin này đã được cơ quan báo chí của Tập đoàn chế tạo Máy bay Thống nhất (UAC) đăng tải.

Cụ thể, tại sân bay của Nhà máy hàng không Kazan được đặt theo tên S.P. Gorbunov đã diễn ra chuyến bay sau khi khôi phục khả năng hoạt động của máy bay Tu-214, phương tiện này dự định được sử dụng làm "phòng thí nghiệm bay".

Máy bay do phi hành đoàn Tupolev điều khiển; chuyến bay kéo dài 1,5 giờ. Trong thời gian này, chiếc Tu-214 đã đạt độ cao 10 nghìn mét, phi công tiến hành các công việc kiểm tra cần thiết về thiết bị và hệ thống. Mọi thứ diễn ra hoàn toàn bình thường.

“'Phòng thí nghiệm bay' sẽ được sử dụng để kiểm tra một số linh kiện, bộ phận hệ thống và thiết bị tích hợp theo chương trình thay thế hoàn toàn nhập khẩu, cũng như để hiện đại hóa và phát triển hơn nữa nền tảng Tu-214", thông báo của UAC nêu rõ.

"Phòng thí nghiệm bay" Tu-214 cất cánh lần đầu tiên sau khi được khôi phục hoạt động.

"Phòng thí nghiệm bay" Tu-214 cất cánh lần đầu tiên sau khi được khôi phục hoạt động.

Như đại diện của UAC giải thích, các hệ thống và thiết bị do Nga sản xuất sẽ được lắp đặt trên máy bay, dần dần thay thế linh kiện nước ngoài và khiến chiếc Tu-214 trở nên hoàn toàn "nội địa".

Dự kiến đến cuối năm nay, chiếc Tu-214 nói trên sẽ trở thành máy bay hoàn toàn của Nga, từ đó dây chuyền lắp ráp sẽ bắt đầu vận hành với công suất cao.

"Chiếc phi cơ này sẽ là máy bay chở khách đầu tiên hoàn toàn của Nga trong những thập kỷ gần đây. Có thể nói rằng nó sẽ trở thành nguyên mẫu để phát triển các dòng Tupolev thế hệ mới", ông Konstantin Timofeev - Phó tổng giám đốc thứ nhất của UAC cho biết.

Nga đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 20 chiếc máy bay chở khách Tu-214 mỗi năm

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thông báo mời nộp báo giá

Thông báo mời nộp báo giá

GD&TĐ - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin về việc mời nộp báo giá khám sức khỏe định kỳ năm 2024.

Uống trà đều đặn được xem là góp phần kéo dài tuổi thọ.

Uống trà làm chậm quá trình lão hóa

GD&TĐ - Tạp chí The Lancet Regional Health, nghiên cứu cho biết, thường xuyên uống trà có thể góp phần tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Công nghệ biến CO2 thành protein có thể giải quyết các thách thức toàn cầu quan trọng như bảo tồn môi trường, an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng.

Biến CO2 thành protein

GD&TĐ - Các nhà khoa học ở Đức đang nghiên cứu để biến CO2 thành protein và vitamin, hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo.