GD&TĐ - Ai cũng mong con cái lớn lên trở thành người tốt mà quên mất rằng điều đó phải được nuôi dưỡng từ việc làm hàng ngày của mỗi người lớn trong gia đình.
Vera Hà Anh - Chuyên gia Tham vấn tâm lý cho biết: “Nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”.
Chuyên gia khẳng định, bố mẹ là những người ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nhân cách và hành vi của con trẻ, những đứa trẻ luôn đang quan sát chúng ta và sẵn sàng bắt chước cách mà ta ứng xử.
Do đó, trước khi muốn làm cha mẹ tốt các bạn hãy học cách làm đứa con tử tế, dừng để thấy con sai với mình vẫn chưa nhận ra mình đã không đúng với mẹ cha?
Dưới đây là 9 cách để làm người con tử tế bạn có thể tham khảo:
1. Học cách vâng lời cha mẹ
Dù cha mẹ nói đúng hay sai cũng vâng lời không cãi lại, không thái độ, một dạ hai vâng, bạn đừng cố thanh minh đó là sự ngoan cố cho cái tôi ngu ngốc để chứng tỏ bạn thông minh hơn họ mà thôi. Bạn có là tổng thống thì cũng chỉ là con của một người sinh ra tổng thống mà thôi.
2. Chấp nhận cha mẹ
Dù cha mẹ có thế nào, học thức ra sao? Cao hay thấp? Giàu hay nghèo? Quê hay phố? Cũng chấp nhận mà không phán xét. Hãy hiểu rằng đó là tất cả những gì mà cha mẹ đã nỗ lực và cũng hiểu hơn rằng đây là bài học mà cha mẹ phải học.
3. Biết ơn cha mẹ
Dù cha mẹ có từng phạm bất kì sai lầm nào trong quá khứ mà khiến bạn tổn thương thì cũng biết ơn họ. Vì trong cơ thể bạn là tinh cha huyết mẹ vẫn chảy vẫn nóng, nhờ có đó bạn mới tồn tại và thở được.
Rất nhiều người phải trả bằng rất rất nhiều tiền cũng không đánh đổi được. Nên tất cả chỉ là nhỏ bé chỉ có công cha nghĩa mẹ mới vĩ đại hơn cả trời cao đất dầy.
4. Đồng cảm với nỗi đau của mẹ cha
Đừng gạt đi hay giả vờ không nghe thấy hoặc không quan tâm đó là sự vô cảm của đứa con. Hãy lắng nghe và nói điều họ muốn nghe, đừng cố đưa ra lời khuyên cha mẹ nên làm điều này điều kia bởi bạn không đủ tư cách đâu.
5. Thể hiện tình yêu cha mẹ bằng hành động
Chắc hẳn bạn cũng rất lo lắng khi nhìn thấy bố mẹ già đi mỗi ngày, thời gian để ta báo hiếu, thể hiện tình yêu thương của mình với đấng sinh thành không còn nhiều nữa.
Tăng cường ôm, động chạm hoặc hôn mỗi ngày, sống đơn giản, yêu thương đơn giản, bày tỏ đơn giản như lúc bạn 1-2 tuổi thôi.
6. Dành tặng cha mẹ những lời yêu thương
Nhiều bạn cho biết mặc dù yêu thương cha mẹ nhưng chưa bao giờ nói "con yêu bố, mẹ". Hãy trân trọng từng giây phút được kề cận bên mẹ cha bởi thời gian của họ không còn nhiều nữa. Đừng đợi đến khi mọi thứ trở nên quá muộn, lời yêu thương lúc đó cũng mất đi tác dụng.
Thường xuyên nói lời yêu thương, khen tặng, ghi nhận và đặc biệt là biết ơn cha mẹ với những gì họ đã, đang làm với bạn.
7. Ngừng sống dựa dẫm, đòi hỏi cha mẹ
Lọt lòng an toàn đã là quá nhiều, ngừng đòi hỏi và kì vọng ở mẹ cha. Nếu bạn chỉ mãi dựa dẫm vào cha mẹ, bạn sẽ chỉ sống như cây tầm gửi, thụ động, ích kỷ, không dám vùng vẫy, không dám ước mơ, không dám làm những điều mình thích. Nhận nhiều thì nợ nhiều mà thôi.
8. Báo hiếu mỗi ngày
Đạo làm con phụng dưỡng cha mẹ là để báo đền ân đức, nhưng không có nghĩa là lo cho mẹ cha ăn no mặc ấm, ở nhà cao cửa rộng, phụng dưỡng cha mẹ không chỉ về mặt vật chất mà còn cả tinh thần, không để cha mẹ lo lắng buồn phiền.
Vera Hà Anh tên thật là Nguyễn Thị Hà, sinh năm 1984 tại Từ Liêm, Hà Nội.
Vera Hà Anh là kỷ lục gia - diễn giả - Tiến sĩ tâm lý thực hành về Tình yêu - Hôn nhân - Hạnh phúc gia đình.
Vera Hà Anh với hạnh nguyện gieo mầm hạnh phúc nên luôn trăn trở làm sao để mọi người phụ nữ đều có được hạnh phúc, niềm vui và tình yêu trọn vẹn trong đời sống hôn nhân gia đình. Cô đặt ra cho mình sứ mệnh: “Giúp đỡ hơn 100 triệu cặp vợ chồng trên toàn thế giới tìm được tình yêu và sự bền vững trong hôn nhân gia đình”.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Cả 3 tàu khu trục lớp Zumwalt hiện có sẽ nhận được vũ khí siêu thanh sớm nhất là vào năm 2025, nhưng cho đến nay mới chỉ có một chiếc duy nhất.
GD&TĐ - Chương trình “Tiếp sức đến trường” đã trao quà và học bổng cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường Tiểu học An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang.
GD&TĐ - 27 năm công tác, thầy Nguyễn Thanh Tuấn luôn trăn trở khi chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của học trò người Co ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.