Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm cao với phát triển giáo dục mầm non

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chủ trì phiên thảo luận, Thứ trưởng Ngô Thị Minh ghi nhận và đánh giá cao 25 phát biểu của đại diện Ngân hàng Thế giới và các địa phương.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì phiên thảo luận.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì phiên thảo luận.

Những góp ý và kiến nghị của các đại biểu tại Hội thảo Hội thảo "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi), nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2023- 2030" và "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023 - 2030", đã làm rõ nhiều nội dung quan trọng của đề án, cần có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Đề xuất và kiến nghị

Ông Lê Hoàng Dự, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau kiến nghị về 2 Đề án: Về Đề án phổ cập giáo dục Mầm non (GDMN) cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi), tiêu chí phấn đấu đến năm 2025 có đủ số lượng giáo viên MN theo quy định là rất khó. Về cơ hội tiếp cận GDMN của trẻ em, quy định đảm bảo tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến cơ sở GDMN để được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình GDMN đạt 95% vào năm 2025 và 97% vào năm 2030; phấn đấu đến năm 2025 có 100% trẻ em tại các cơ sở GDMN được học 2 buổi/ngày - khó đạt được.

Ông Lê Hoàng Dự, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau kiến nghị.

Ông Lê Hoàng Dự, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau kiến nghị.

Về Đề án Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn giai đoạn 2023 – 3030, Cà Mau kiến nghị có cơ chế thu hút, đãi ngộ đặc thù cho giáo viên mới tuyển dụng lần đầu và công tác lâu năm tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng không nằm trong đối tượng được hưởng chế độ theo Nghị định 116/CP. Có chế độ hỗ trợ theo đặc trưng trong ngành học ngoài công tác giảng dạy còn thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đối với GVMN dạy lớp 2 buổi/ngày kể cả bán trú và không bán trú.

Bà Nguyễn Thị Hà, Phó trưởng Phòng GDMN, Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng: Mục tiêu đề án xem xét tỷ lệ GV có trình độ chuẩn 90% từ năm 2025 là khó đạt được, nên chăng chỉ là 70 -80%. Bà Hà phân tích, hiện định mức GV tối đa ở Hà Nội là 2 GV/lớp, tuyển hợp đồng theo Nghị quyết 102 về hợp đồng giáo viên trong chỉ tiêu biên chế là rất khó trên cơ sở định biên được giao.

Đề nghị Bộ nghiên cứu có cơ chế linh hoạt cho địa phương không có tối đa, chỉ có tối thiểu. Đề án nêu rất rõ giải pháp hoàn thiện thể chế cơ chế chính sách tuyển dụng, hợp đồng GV. Đề xuất bổ sung hợp đồng với nhân viên. Phổ cập GDMN càng tuổi nhỏ càng nguy cơ cao an toàn nuôi dạy, mong có cơ chế nhân viên. Đổi mới nội dung chương trình, đặc biệt đối Hà Nội và TpHCM. Thiết bị đồ dùng đồ chơi nên có quy định ngoài danh mục, thực tế có tiền không chi được. Rất mong có thêm nội dung này vào Đề án.

Bà Nguyễn Thị Hà, Phó trưởng Phòng GDMN, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất.

Bà Nguyễn Thị Hà, Phó trưởng Phòng GDMN, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An kiến nghị: Để đạt được mục tiêu 2 Đề án, Bộ GD&ĐT cần phối hợp các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ làm rõ các cơ chế, chính sách về điều kiện đảm bảo: giáo viên, cơ sở vật chất, nguồn lực kinh phí thực hiện các Đề án; trong quá trình triển khai các Bộ ngành cần có các văn bản đảm bảo sự thống nhất, liên thông để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.

Với các phụ lục Đề án: Cần tổng hợp các biểu gọn lại theo các nhóm nội dung về quy mô trường lớp, học sinh; cơ sở vật chất; đội ngũ; kinh phí…; các số liệu cần biểu thị rõ phần thực trạng và kế hoạch. Đối với Kế hoạch trong từng giai đoạn, các chỉ tiêu đưa ra nên dùng tỷ lệ %, không nên dùng số liệu, vì trong từng giai đoạn số liệu về trường lớp, học sinh, giáo viên… sẽ có sự thay đổi nên không phù hợp, không có tính khả thi.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An kiến nghị.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An kiến nghị.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên đánh giá cao 2 đề án quan trọng phát triển GDMN. Phú Yên đồng quan điểm với việc triển khai đề án về mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, lộ trình cụ thể để phổ cập trong từng giai đoạn. Các giải pháp khả thi quan tâm đến khu vực mầm non ngoài công lập, giảm áp lực cho công lập.

Cần có cơ chế tạo điều kiện đất đai, xây dựng để cơ sở GDMN ngoài công lập phát triển. Cơ chế hợp đồng GV linh hoạt là cần thiết để kịp thời bổ sung giáo viên. Không cắt giảm 10% giáo viên là đúng đắn. Vướng mắc lớn nhất là tỷ lệ GV, cần quan tâm đến chỉ tiêu tuyển sinh để đáp ứng tuyển dụng GVMN. - Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh kiến nghị.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó trưởng Phòng Giáo dục thường xuyên, GD mầm non, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, góp ý: Đề nghị xem xét điều chỉnh một số mục tiêu tại Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo (3-4 tuổi), nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, cụ thể: Huy động trẻ, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ Cao đẳng sư phạm, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.

Về giải pháp, bà Hà kiến nghị: Phát triển đội ngũ GV, nhân viên, đề nghị bổ sung nội dung: Tham mưu xây dựng chính sách đối với đội ngũ theo hướng chính sách đặc thù, môi trường làm việc đối với đội ngũ. Giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền. Đề nghị xác định là giải pháp đầu tiên. Lộ trình thực hiện, đề nghị giảm số đơn vị cấp tỉnh đạt Phổ cập cho trẻ mẫu giáo từ 39 xuống 24 tỉnh (năm 2025). Trách nhiệm các Bộ, ngành, đề nghị bổ sung trách nhiệm Bộ Công an để hỗ trợ cho công tác điều tra phổ cập. Đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu về các tỷ lệ theo vùng miền, khu vực thay vì chỉ dùng một tỷ lệ cho các tỉnh, các vùng miền.

Các góp ý, đề xuất của đại biểu thể hiện tinh thần trách nhiệm cao.

Các góp ý, đề xuất của đại biểu thể hiện tinh thần trách nhiệm cao.

Phát biểu của đại diện World Bank khẳng định tầm quan trọng của việc đào tạo giáo viên trong giáo dục mầm non khi chia sẻ thông tin trên thế giới đào tạo giáo viên ở các quốc gia đều dành tối thiểu 1 năm để thực hành chuyên môn. Điều này cho thấy các quốc gia đều có nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ này. Ngoài 1 năm chuyên ngành đào tạo thực hành chuyên môn GDMN, nội dung chương trình đào tạo còn phát triển chuyên ngành. "Tôi cho rằng cần cân nhắc công cụ đào tạo GDMN và Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chuẩn GVMN chất lượng" - Đại diện World Bank nhấn mạnh.

Tiếp thu, lắng nghe và chỉnh sửa

Sau khi lắng nghe ý kiến của các địa phương, Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh cho biết: Thường trực ban soạn thảo lắng nghe và tiếp thu các ý kiến của địa phương. Trả lời một số ý kiến của đại biểu, ông Minh nhấn mạnh hành lang pháp lý, theo đó trong tháng 10 trình Chính phủ ban hành Nghị quyết, thông tư hướng dẫn thực hiện đề án. Trong 2025 trình Quốc hội đưa vào để thông qua.

Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh cho rằng, cách tiếp cận phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo, công tác phổ cập cần xác định tập trung vào việc đảm bảo chất lượng. Giải pháp đưa ra cần quan tâm đến chương trình, đội ngũ, cơ sở vật chất, quản lý. Ngân hàng thế giới có lời khuyên đúng, cần chuẩn hóa, có công cụ đánh giá đội ngũ GV. "Đến thời điểm này, chúng ta cũng đã có các công cụ chuẩn hóa theo quy định, thời gian tới cần điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Chỉ số mục tiêu được các đại biểu ý kiến, ban soạn thảo sẽ rà soát cho phù hợp.

Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh ghi nhận những ý kiến đề xuất của đại biểu.

Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh ghi nhận những ý kiến đề xuất của đại biểu.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao các ý kiến đóng góp chất lượng, giúp ban soạn thảo, tổ biên tập có thêm cái nhìn đầy đủ trong việc hoàn thiện xây dựng 2 Đề án. Thứ trưởng chỉ rõ: Trách nhiệm đặt lên vai ban soạn thảo, mục tiêu đưa ra, giải pháp nhiệm vụ phải rõ ràng. Chúng ta phải nêu được thực trạng, bất cập và nguyên nhân để đưa ra giải pháp. Chất lượng của đề án cần quan tâm sâu tới đối tượng thụ hưởng, vùng khó khăn là vùng nào, những nội dung phải được chỉ rõ. Hai đề án có bổ trợ nhau, rà soát các chỉ tiêu là cần thiết, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể.

Yêu cầu Vụ GDMN và thường trực ban soạn thảo tiếp thu, chọn lọc các ý kiến, đồng thời giải trình và đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho từng đối tượng, phải gắn với chất lượng. Cần bổ sung kinh nghiệm quốc tế, nhóm nghiên cứu Ngân hàng thế giới đã chỉ rõ, chúng ta cũng phải có công cụ đo lường, điều này phải tính đến. Tiêu chuẩn trường lớp, trường chuẩn, nhóm lớp thế nào. Đội ngũ là quan trọng, cần có cơ chế chính sách thế nào, tạo nguồn ra sao, chế độ lương, giờ dạy, quy định số cô trên lớp/nhóm trẻ, quy định về chuẩn trường, nhóm lớp thế nào. Các cơ sở GDMN đang thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ thế nào, mô hình đang có đưa vào Đề án ra sao cần phải làm rõ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu kết luận Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu kết luận Hội thảo.

Thứ trưởng lưu ý ban soạn thảo: Đưa ra chi tiết đồng thời thể hiện bám sát mục tiêu. Xã hội hóa GDMN, cần phải phát triển trường ngoài công lập, tạo điều kiện chính sách đất đai cho phát triển. Phát triển trường tư để kéo giãn học sinh và giáo viên nhưng phải công bằng với trường công, phải tiếp cận trên cơ sở công bằng không để trẻ em bị bỏ lại phía sau, lồng ghép cơ chế để tháo gỡ khó khăn. Các ý kiến đã đi thẳng vào vấn đề, cần rà soát để đưa ra lấy ý kiến bộ, ngành đảm bảo các hướng tiếp cận công bằng, để hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn thành công, góp sức hòa đồng với Phổ cập GDMN trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.

Phải tính toán sao cho phù hợp các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương và công tác xã hội hóa. Thực hiện xã hội hóa phải kết nối, chuyển đổi số, trong đó kết nối các nguồn lực, kết nối đến đâu hỗ trợ đến đấy. Công nghệ tạo sự kết nối để thu hút các nhà đầu tư hỗ trợ các trường mầm non. Rất nhiều vấn đề đặt ra, vấn đề đội ngũ, trường lớp, nhóm lớp, mô hình đạt chuẩn, tính khả thi của tiêu chí và giải pháp phải phù hợp, chú trọng đào tạo bồi dưỡng giáo viên để tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em dân tộc thiểu số. Đề nghị Vụ GDMN phối hợp với Ngân hàng Thế giới để hoàn thiện các Đề án, các địa phương nỗ lực quyết tâm thực hiện trong đổi mới sáng tạo để GDMN khởi sắc đạt kết quả cao. - Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.