Hội thảo góp ý hoàn thiện đề án phát triển giáo dục Mầm non đáp ứng yêu cầu mới

GD&TĐ -  Sáng 22/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì Hội thảo góp ý về những đề án quan trọng phát triển Giáo dục mầm non.

Hội thảo xin ý kiến góp ý dự thảo Đề án “PCGDMN cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi), nâng cao chất lượng PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2023 -2030” và Đề án “Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn giai đoạn 2023 - 2030”.
Hội thảo xin ý kiến góp ý dự thảo Đề án “PCGDMN cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi), nâng cao chất lượng PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2023 -2030” và Đề án “Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn giai đoạn 2023 - 2030”.

Cụ thể, Hội thảo xin ý kiến góp ý dự thảo Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi), nâng cao chất lượng Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2023 -2030” và Đề án “Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn giai đoạn 2023 - 2030”. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các tổ chức quốc tế, bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo Sở GD&ĐT 63 tỉnh, thành phố.

Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ mẫu giáo

Chương trình “Phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, giai đoạn 2023-2030” có mục tiêu chung là:

Nâng cao tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được tiếp cận GDMN, bảo đảm hầu hết trẻ em mẫu giáo từ ba đến năm tuổi ở mọi vùng, miền được đến lớp để thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày theo Chương trình GDMN, đủ thời gian theo Khung thời gian năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp Một.

Mục tiêu cụ thể là tăng cơ hội tiếp cận GDMN của trẻ em. Đảm bảo tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến cơ sở GDMN để được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo Chương trình GDMN đạt 95% vào năm 2025, đạt 97% vào năm 2030. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% trẻ em tại các cơ sở GDMN được học 2 buổi/ngày theo Chương trình GDMN, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp một.

Phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo (3-4 tuổi) là mong muốn của ngành GIáo dục.

Phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo (3-4 tuổi) là mong muốn của ngành GIáo dục.

Về giáo viên, phấn đấu đến năm 2025, có đủ số lượng GVMN theo quy định. Tỷ lệ giáo viên có trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên đạt 90% vào năm 2025, đạt 100 % vào năm 2030. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên: 85% vào năm 2025, 90% vào năm 2030. Về phòng học, bảo đảm tỷ lệ 1 phòng/1 lớp mẫu giáo vào năm 2025. Tỷ lệ phòng học kiên cố: đạt 90% vào năm 2030.

Về thiết bị dạy học, đồ chơi: Đủ bộ đồ chơi ngoài trời và bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định cho các lớp mẫu giáo vào năm 2025. Về trường đạt chuẩn quốc gia: Có 50% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo mức độ I trở lên vào năm 2025, có 60% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo mức độ I trở lên vào năm 2030.

Trẻ cần được đến trường để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đầy đủ.

Trẻ cần được đến trường để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đầy đủ.

Về mục tiêu địa phương được công nhận đạt chuẩn phổ cập. Phấn đấu có 60% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập GDMN trẻ mẫu giáo vào năm 2025, có 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn PC GDMN trẻ mẫu giáo vào năm 2030; Toàn quốc nâng cao chất lượng đạt chuẩn PC GDMN trẻ 5 tuổi.

Chương trình đã đề xuất 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính như sau: Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo.

Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDMN, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong việc triển khai Chương trình PCGDMN trẻ mẫu giáo. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho Chương trình PCGDMN trẻ mẫu giáo.

Hỗ trợ phát triển giáo dục Mầm non vùng khó khăn

Mục tiêu đẩy mạnh hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, miền núi, hải đảo. Tăng cường cơ hội của trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách vùng miền, phát triển kinh tế, xã hội.

Phiên chợ quê của trẻ trường mầm non xã vùng cao Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Phiên chợ quê của trẻ trường mầm non xã vùng cao Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Mục tiêu, đến năm 2025, có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn ra lớp; trong đó, 30% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tập trung tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; khoảng 50% và đến năm 2030, trên 80% các tỉnh có trẻ em người dân tộc thiểu số xây dựng triển khai nhân rộng mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

Đến năm 2030, có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn ra lớp; trong đó, 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi. Hàng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền và đặc điểm riêng của trẻ.

Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục trẻ.

Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục trẻ.

Đối với giáo viên, đến năm 2025, đảm bảo định biên 2 GV/nhóm, lớp. Đến năm 2030, đảm bảo định biên 2,5 GV/nhóm, lớp trẻ nhà trẻ và 2,2 GV/nhóm lớp trẻ mẫu giáo. Đối với cơ sở GDMN, đến 2025 xóa bỏ 50% phòng học nhờ, tạm. Đến 2030 xóa bỏ 100% phòng học nhờ, tạm. Đến 2030 hoàn thành xây dựng 22.394 phòng học. Trong đó có 1.604 phòng học do thiếu; 7.184 phòng học mới do tăng quy mô; 16.561 phòng thay thế phòng học nhờ, tạm; bổ sung thêm 11 bộ đồ chơi ngoài trời, 7.184 bộ đồ chơi trong lớp.

Đối tượng của Chương trình Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn là trẻ em, giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên và các cơ sở giáo dục mầm non thuộc các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn; các đối tượng vùng biên giới, hải đảo, miền núi, dân tộc thiểu số theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền; các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Các nhiệm vụ và giải pháp là: Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển GD vùng khó khăn. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở GDMN vùng khó khăn, miền núi, dân tộc thiểu số, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Triển khai chương trình GDMN phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em. Huy động các nguồn lực phát triển GDMN vùng khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ