Nhiều thuận lợi cho học sinh vùng dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Với Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, HS được lựa chọn các môn học phù hợp với sở thích, năng lực của mình theo hướng phân hóa đối tượng. 

Nhiều thuận lợi cho học sinh vùng dân tộc thiểu số

Theo nhận xét của cô Ngô Thị Trúc – Hiệu t,rưởng Trường THPT Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa Quảng Trị), đây là một lợi thế rất lớn đối với HS người dân tộc thiểu số so với chương trình giáo dục hiện hành.

Nằm ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn, Trường THPT Hướng Phùng có đến hơn một nửa số HS là người dân tộc Pako, Vân Kiều. HS lớp 10 của trường đều được tuyển thẳng, không phải qua thi đầu vào như một số trường THPT khác của địa phương.

Cô Trúc cho biết, thường thì HS người dân tộc có thiên hướng về nghệ thuật, thể dục thể thao và học tốt các môn khoa học xã hội hơn là các môn khoa học tự nhiên.

“Bắt các em học chung một nội dung chương trình môn Toán hay các môn khoa học tự nhiên khác như Vật lý, Hóa học giống HS vùng đồng bằng là một thiệt thòi cho các em.

Với dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, dù môn Toán vẫn là môn học bắt buộc nhưng các em sẽ không phải học quá chi tiết, và đây là một lợi thế cho HS vùng khó.

Chính vì vậy, phát triển năng lực HS theo hướng phân hóa đối tượng là ưu điểm lớn nhất của dự thảo”. Một điểm rất nhân văn của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới là việc tổ chức dạy – học học tiếng dân tộc thiểu số trong trường học, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Về mặt tổng thể cô Trúc nhận xét: Dự thảo chương trình đã có sự kế thừa những điểm mạnh của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, “chuẩn kiến thức cơ bản vẫn được đảm bảo và hướng đến mục tiêu đào tạo HS tương đối toàn diện, giúp HS hình thành được năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống cũng như thiết lập và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội”.

Cô Trúc lấy ví dụ: “Ngay như việc một số HS ở Nghệ An ngộ độc phải nhập viện do ăn trái ngô đồng, cũng đã có đề xuất là phải chặt bỏ. Nhưng không lẽ cứ cái gì không an toàn, gây nguy hại đến HS là phải chặt bỏ? Trong khi đúng ra, chỉ cần tuyên truyền, hướng dẫn cho HS là được”.

Cũng từ câu chuyện này, cô Trúc nhận xét: “Gần như cách nhìn nhận, đánh giá của xã hội về giáo dục ít có tính toàn diện, tổng thể; và vì nó liên quan đến mọi gia đình nên ai cũng có thể phê phán được nhưng lại ít có “tiếng nói” giúp”.

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, theo cô Ngô Thị Trúc, đề cao tính chủ động và sự chịu trách nhiệm của các trường học. Theo đó, cùng với các địa phương, các trường học được “chủ động trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội”.

Cô Trúc cho rằng, cùng với việc giao cho các trường THPT xét tốt nghiệp THPT, đây là một trách nhiệm thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của các cơ sở giáo dục nhưng đồng thời cũng là một áp lực cho nhà trường.

“Để làm được điều đó, đòi hỏi Hiệu trưởng cũng như Hội đồng sư phạm nhà trường phải nắm bắt được điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng như cập nhật các thông tin, dự báo xu hướng về kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu nhân lực để có những lựa chọn phù hợp với đặc thù đối tượng giáo dục vừa đảm bảo sự liên kết giữa nhà trường – gia đình – xã hội và chính quyền”.

Tuy nhiên, theo cô Trúc, để có thể áp dụng chương trình – sách giáo khoa mới thành công, cần có sự thay đổi về nhận thức xã hội, sự đầu tư mạnh mẽ về nguồn lực kinh tế, nguồn lực của ngành giáo dục cũng phải có sự đột phá trong cả cách làm và cách nghĩ.

“Cơ sở vật chất của các trường THCS, THPT hiện nay mới chỉ đáp ứng đủ phòng học cho việc học 2 ca, nếu tổ chức học 2 buổi/ngày thì đòi hỏi sự đầu tư rất lớn để xây dựng phòng học, mở rộng diện tích xây dựng của các trường” – Cô Trúc dẫn chứng.

Ngoài ra, “để đến lớp 11 và 12 mới bắt đầu tính đến chuyện hướng nghiệp là hơi muộn. Như ở địa phương chúng tôi, có một tỉ lệ không nhỏ số HS không theo học hết THCS, và cũng chỉ có khoảng từ 75-80% số HS tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, nếu chúng ta có định hướng hướng nghiệp sớm cho số HS này thì sẽ hỗ trợ tốt cho các em khi không tiếp tục con đường học tập”- cô Ngô Thị Trúc nhận xét.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.