Nhiều nước không phân biệt bằng cấp giữa chính quy và tại chức

GD&TĐ - Đối với nhiều nước vẫn tồn tại hình thức đào tạo full tme (chính quy – tập trung) và part time (không tập trung – vừa học vừa làm) và họ không phân biệt bằng cấp giữa 2 hình thức đào tạo này.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Đó là chia sẻ của PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học.

Về hình thức đào tạo của GDĐH ở Điều 6, sửa đổi, bổ sung các hình thức đào tạo theo hình thức tập trung, không tập trung; PGS.TS Trần Văn Tớp – trao đổi: Xã hội Việt Nam là xã hội “sính” bằng cấp nên người ta coi trọng bằng cấp, trong khi tuyển dụng vị trí làm việc phải xuất phát từ nhu cầu và năng lực ứng viên phù hợp với vị trí công việc.

Cơ quan/đơn vị tuyển dụng phải có phương pháp và cách thức tuyển dụng chọn đúng người phù hợp với yêu cầu, trong đó bằng cấp có thể chỉ là 1 điều kiện. Hiện nay nhiểu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và kể cả doanh nghiêp trong nước họ đều chú trọng về năng lực, kỹ năng và kiến thức chuyên môn của ứng viên.

Đối với nhiều nước vẫn tồn tại hình thức đào tạo full time (chính quy – tập trung) và part time (không tập trung – vừa học vừa làm) và họ không phân biệt bằng cấp giữa 2 hình thức đào tạo này.

Nếu đảm bảo chất lượng đào tạo hệ tập trung và hệ không tập trung và xoá bỏ khoảng cách về bằng cấp giữa hình thức đào tạo tập trung (Full time, mà trước đây ta gọi là chính quy) với loại không tập trung (part time, mà trước đây ta gọi là tại chức hoặc vừa học vừa làm hoặc đào tạo liên tục) là đúng, phù hợp với xu thế và triết lý đào tạo: Học suốt đời.

PGS.TS Trần Văn Tớp: Xã hội Việt Nam là xã hội “sính” bằng cấp
PGS.TS Trần Văn Tớp: Xã hội Việt Nam là xã hội “sính” bằng cấp 

Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, Luật cần xây dựng hiện đại, phù hợp với xu thế chung, do vậy tôi ủng hộ với đề xuất này. Tuy nhiên trong hoàn cảnh, bối cảnh hiện nay của chúng ta hiện tại là khó, thậm chí rất khó vì những lý do sau đây:

Để đảm bảo chất lượng của các loại hình đào tạo, thì mọi quy trình đào tạo phải giống nhau và có chất lượng như nhau từ tuyển sinh đầu vào đến quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cách thức thi cử, đánh giá phải như nhau.

Tuy nhiên hiện tại gữa 2 loại hình đào tạo này vẫn còn khoảng cách do cách thức tuyển sinh, quản lý đào tạo, do quan niệm của xã hội và người sử dụng lao động, do thời gian tập trung cho việc học tập, do quan niệm của cả người học (sinh viên) và các cơ sở đào tạo (giảng viên và cán bộ quản lý).

Người học hệ không tập trung rất khó có đủ thời gian để đảm bảo học và tự học. Thời gian tập trung chí khoảng 5-6 tháng so với hệ chính quy là 10 tháng/1 năm. Sinh viên hệ không tập trung phải cần thời gian dài hơn khoảng 1,6 lần hoặc thời gian tự học phải gấp đôi so với hệ tập trung.

Nếu các trường muốn đảm bảo chất lượng đào tạo 2 hệ này, đảm bảo chuẩn và chất lượng đầu ra như của chính quy, thì cần tuyển sinh chặt chẽ như tuyển sinh đại học tập trung và đạt điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng. Mặc dù hiện nay, quy chế tuyển sinh đã có rất nhiều tự chủ của cả các trường, có thể xét tuyển theo hồ sơ.

Tuy nhiên nhiều trường vẫn áp dụng thi tuyển hoặc dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Ngay cả khi xét tuyển theo hồ sơ, họ cũng nhằm vào đối tượng có học lực khá, giỏi.

Như vậy, nếu tuyển sinh chặt chẽ như đại học chính quy, thì khó, thậm chí không thể tuyển sinh được; Ngay cả khi xét tuyển được, thì khả năng tốt nghiệp cũng thấp do áp dụng thi cử, đánh giá như của hệ tập trung. Các trường thấy cần xiết chặt quá trình đào tạo để chất lượng hệ không chính quy không ảnh hưởng tới uy tín và chất lượng hệ chính quy của trường.

Hiện nay, để quản lý 2 hệ này cũng có 2 quy chế quản lý đào tạo khác nhau. Mặc dù thời gian đào tạo tối đa được quy định như nhau. Vì vậy khi đề xuất này được chấp nhận thì có thể nói tất cả các khâu trong đào tạo hình thức tập trung và không tập trung phải giống nhau.

Điều khác nhau duy nhất là sinh viên hệ tập trung phải có thời gian tập trung ở trường ít nhất 10 tháng, trong khi hệ không tập trung (vừa học, vừa làm phải theo kỳ và chỉ đạt khoảng 3 – 4 tháng/năm.

“Riêng đối với hệ đào tạo tiến sĩ, theo tôi chỉ nên quy định 1 hình thức đào tạo tập trung, không nên có hình thức đào tạo không tập trung. Nếu 1 người đi làm hoặc được cử đi làm nghiên cứu sinh thì nên toàn tâm, toàn ý thì mới có thể đảm bảo chất lượng đào tạo như yêu cầu” - PGS.TS Trần Văn Tớp góp ý.

Tin tiêu điểm

Ông MacNair cắt tỉa cây cảnh tại nhà riêng ở Dubai.

Bậc thầy bonsai ở Dubai

Thế giới
GD&TĐ - Khi lần đầu mua cây cảnh vào những năm 1980, ông Robert MacNair (Scotland), không hề biết rằng nó sẽ là khởi đầu đam mê suốt đời mình.

Đừng bỏ lỡ