Nhiều đổi mới hiệu quả trong đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng sống tại Nghệ An

GD&TĐ - Công tác đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng sống, cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh tại Nghệ An có nhiều đổi mới, hoạt động đa dạng và hiệu quả.

Sở GD&ĐT Nghệ An trao giấy khen cho các trung tâm có nhiều đóng góp trong hoạt động đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng sống trên địa bàn. Ảnh: Hồ Lài
Sở GD&ĐT Nghệ An trao giấy khen cho các trung tâm có nhiều đóng góp trong hoạt động đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng sống trên địa bàn. Ảnh: Hồ Lài

Sáng 19/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khoá năm học 2023 – 2024; sơ kết 3 năm thực hiện chương trình làm quen với Tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Khôi phục và phát triển hoạt động sau dịch Covid-19

Sau thời gian ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, kỹ năng sống tại Nghệ An đã khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Trên địa bàn hiện có 256 trung tâm ngoại ngữ, tăng 50 so với năm 2023. Trong đó Tiếng Anh: 212; Tiếng Trung: 15: Tiếng Nhật: 10; Tiếng Hàn: 7; Tiếng Đức: 2. Bên cạnh đó, có 31 trung tâm tư vấn du học được cấp phép đào tạo ngoại ngữ (cho người đi xuất khẩu lao động hoặc du học).

Hội nghị tổng kết công tác đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khoá năm học 2023 – 2024; sơ kết 3 năm thực hiện chương trình làm quen với Tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài

Hội nghị tổng kết công tác đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khoá năm học 2023 – 2024; sơ kết 3 năm thực hiện chương trình làm quen với Tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài

Các trung tâm trên về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đa dạng học tập của người học, nhiều đơn vị phát triển nhanh về quy mô và duy trì tốt về chất lượng đào tạo.

Các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn có 265 cán bộ quản lý, gần 1.400 giáo viên giảng dạy (giáo viên người nước ngoài là 146). Giáo viên giảng dạy tại các đơn vị, cơ bản đủ về số lượng, pháp lý, đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, có năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy.

Ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồ Lài

Ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồ Lài

Về kỹ năng sống, toàn tỉnh có 197 đơn vị hoạt động giáo dục kỹ năng sống và 232 cơ sở tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Trong đó, có 12 đơn vị đã được rà soát, đủ điều kiện thẩm định Chương trình liên kết hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học.

Qua đánh giá của Sở GD&ĐT Nghệ An, các chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy tại các Trung tâm ngoại ngữ, trung tâm giáo dục kỹ năng sống đảm bảo đa dạng và mang tính linh hoạt cao, phù hợp với năng lực, lứa tuổi và nhu cầu người học. Ngoài các chương trình do Bộ GD&ĐT quy định, tất cả các chương trình, tài liệu dạy học trong các Trung tâm ngoại ngữ đều được Sở thẩm định, cho phép.

Trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại TP Vinh, Nghệ An làm quen với Tiếng Anh. Ảnh: NVCC

Trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại TP Vinh, Nghệ An làm quen với Tiếng Anh. Ảnh: NVCC

Cũng theo thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An, đến tháng 10/2023, Sở đã thẩm định và phê duyệt cho 47 Trung tâm ngoại ngữ đủ điều kiện thực hiện Chương trình tăng cường tiếng Anh và làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo. Qua 3 năm triển khai, chương trình đã được tổ chức tại 393/540 trường với gần 65.000 trẻ theo học (tỷ lệ 35,8% học sinh). Nhờ đó, chất lượng làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo bước đầu đạt hiệu quả. Phần lớn trẻ tham gia chương trình đạt được các kỹ năng nghe, nhận diện, nhận biết, nói, phát âm được một số từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật và hành động quen thuộc phù hợp theo từng độ tuổi quy định

Cần minh bạch thông tin đào tạo của các trung tâm

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện công tác đào tạo ngoại ngữ và đào tạo kỹ năng sống trên địa bàn vẫn còn những khó khăn bất cập. Một số trung tâm không thường xuyên rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nên cảnh quan, môi trường sư phạm chưa thật sự phù hợp. Một số đơn vị sử dụng giáo viên không đúng quy, chậm thủ tục cho phép hoạt động dịch vụ giáo dục.

Nhiều đơn vị thực hiện chưa nghiêm các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền như đã dừng hoạt động nhưng không báo cáo về Sở để thực hiện các thủ tục, đình chỉ, giải thể, việc triển khai chương trình tăng cường tiếng Anh ở một số đơn vị chưa hiệu quả, chưa thực hiện đúng quy định của Sở.

Phòng GD Mầm non - Sở GD&ĐT Nghệ An báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chương trình làm quen với Tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Ảnh: Hồ Lài

Phòng GD Mầm non - Sở GD&ĐT Nghệ An báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chương trình làm quen với Tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Ảnh: Hồ Lài

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự cũng đã có tham luận và nhiều ý kiến trực tiếp về việc triển khai các hoạt động ở các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm kỹ năng sống. Qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện. Ví dụ như chuyển từ tư duy dạy học ngoại ngữ như một môn học, mà là để hỗ trợ, học tốt các môn khác. Đẩy mạnh liên kết phối hợp giữa các trung tâm kỹ năng sống với nhà trường để cùng xây dựng giáo trình phù hợp cho học sinh từng lứa tuổi, môi trường, điều kiện thực tế…

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Văn Khoa – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng của các đơn vị và nhờ đó về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đa dạng học tập của người học.

Ngoài hoạt động chuyên môn, các đơn vị, trung tâm cũng tích cực hoạt động công tác xã hội trên địa bàn. Những kết quả này cũng thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trong dạy học ngoại ngữ, kỹ năng sống. Các đơn vị, doanh nghiệp cùng chung tay với ngành giáo dục để tăng cường kỹ năng, ngoại ngữ cho người học.

Đại diện trung tâm ngoại ngữ, kỹ năng sống phát biểu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Hồ Lài

Đại diện trung tâm ngoại ngữ, kỹ năng sống phát biểu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Hồ Lài

Thời gian tới, lãnh đạo Sở đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc công khai thông tin trên phần mềm quản lý của Sở và các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó để người dân và các cơ sở giáo dục biết, lựa chọn, giám sát. Minh bạch nội dung chương trình đào tạo, cam kết đầu ra để

Tiếp tục hoàn thiện hướng dẫn và ổn định công tác tổ chức cho các trung tâm ngoại ngữ. Phấn đấu tất cả địa phương trên địa bàn toàn tỉnh có đủ trung tâm ngoại ngữ đảm bảo về quy mô và chất lượng đáp ứng nhu cầu người học, hỗ trợ các hoạt động các cơ sở giáo dục công lập trong hoạt động dạy tăng cường ngoại ngữ.

Ngoài ra, cần tiếp tục rà soát để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng hiện đại, đổi mới công tác tổ chức trong các trung tâm ngoại ngữ để đáp ứng tốt hơn công tác dạy và học. Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành có liên quan để tăng cường quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các trung tâm ngoại ngữ. Đánh giá hiệu quả của các bộ sách, giáo trình tiếng Anh đang được giới thiệu, sử dụng tại các trung tâm.

Khen thưởng 25 trung tâm ngoại ngữ và giáo dục kỹ năng sống có nhiều đóng góp trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.
Khen thưởng 25 trung tâm ngoại ngữ và giáo dục kỹ năng sống có nhiều đóng góp trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Về Chương trình tăng cường tiếng Anh và làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo đã triển khai hiệu quả ở các địa phương và được phụ huynh đón nhận tích cực. Biểu dương hiệu quả từ chương trình, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An đề nghị trong thời gian tới, các đơn vị trường học cần tiếp tục mở rộng, thực hiện nội dung chương trình với thời lượng, thời khóa biểu, giáo viên được bố trí, sắp xếp khoa học. Riêng các huyện miền núi cao, điều kiện khó khăn, có thể chỉ thực hiện ở khu vực thị trấn, trung tâm để đảm bảo hiệu quả và không gây áp lực cho các nhà trường.

Dịp này, Sở GD&ĐT Nghệ An cũng trao giấy khen cho 25 trung tâm ngoại ngữ và giáo dục kỹ năng sống vì đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.