Để giải đáp được thắc mắc “Nhiệt miệng có lây không?”, trước hết cần hiểu rõ nhiệt miệng là gì và nguyên nhân nào gây ra tình trạng này.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (hay còn gọi là loét áp-tơ miệng hoặc viêm miệng áp-tơ) là những vết loét nhỏ và đau. Chúng có thể xuất hiện trên lưỡi và niêm mạc bên trong của má, môi và cổ họng. Chúng thường có màu trắng, xám hoặc vàng với viền đỏ.
Vết loét vùng miệng là một trong những loại tổn thương miệng phổ biến nhất, xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số vào cùng một thời điểm.
Một vài giờ trước khi vết loét hình thành, một số người có thể cảm thấy bỏng rát hoặc ngứa ran ở khu vực bị loét. Sau đó khu vực này sẽ bị viêm, sưng và đau. Vài ngày sau, vết sưng tấy trở nên rõ ràng hơn và bắt đầu có hình dạng với các cạnh nổi lên.
Những vết loét miệng nhỏ bé này tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại gây đau, xót, ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, nói chuyện.
Vết loét xuất hiện ở vùng niêm mạc trong miệng.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nguyên nhân chính xác của hầu hết các vết loét miệng hiện chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra nhiệt miệng.
Căng thẳng hoặc chấn thương nhỏ bên trong miệng sẽ gây ra một hoặc một vài vết loét nhỏ. Đôi khi bề mặt răng sắc nhọn hoặc thiết bị nha khoa, chẳng hạn như niềng răng hoặc răng giả không vừa vặn cũng có thể gây ra vết loét.
Một số loại thực phẩm - bao gồm trái cây và rau quả có múi hoặc có tính axit chẳng hạn như chanh, cam, dứa, táo, cà chua, dâu tây có thể gây ra vết loét hoặc làm cho các vết loét tồi tệ hơn.
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen cũng có thể là một nguyên nhân phổ biến khác.
Một số trường hợp vết loét phức tạp thường gặp ở những bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn miễn dịch như lupus, bệnh Behcet, bệnh viêm ruột (bao gồm bệnh celiac, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn) và AIDS. Nhiệt miệng cũng phổ biến hơn ở những bệnh nhân có vấn đề về dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu hụt vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt.
Bề mặt sắc nhọn của các dụng cụ niềng răng có thể dẫn đến nhiệt miệng.
Nhiệt miệng có những loại nào?
Nhiệt miệng có lây không còn tùy thuộc vào nhiệt miệng thể gì. Nhiệt miệng được phân loại thành ba loại như sau:
Vết loét nhỏ có kích thước từ 3-10 mm
Đây là loại nhiệt miệng thường gặp nhất, chiếm khoảng 80%, có thể xuất hiện đồng thời từ 1-5 vết, nông và riêng biệt. Tổn thương kéo dài từ 10 đến 14 ngày, có thể tự lành mà không để lại sẹo.
Vết loét lớn hơn 10mm và sâu hơn
Trường hợp này ít gặp hơn các vết loét nhỏ, các vết loét có thể từ 1-3cm, có đường viền không đều, tập trung thành từng đám, thường xuất hiện ở môi, hàm ếch mềm, họng. Các vết loét lớn có thể mất vài tuần đến vài tháng mới khỏi và thường để lại sẹo sau khi lành.
Các vết loét do Herpes
Loại loét miệng này ít gặp nhất, đặc trưng bởi các nhóm lớn gồm nhiều vết loét. Đây là những vết loét nhỏ (2-3mm) nhưng có thể có tới 100 vết loét xuất hiện cùng một lúc. Những vết loét này thường tự lành mà không để lại sẹo.
Nhiệt miệng có lây không?
Đôi khi các thành viên trong gia đình cùng bị nhiệt miệng nên nhiều người cho rằng nhiệt miệng dễ lây nhiễm. Vậy, nhiệt miệng có lây không?
Theo các chuyên gia, các vết loét miệng thể nhỏ và lớn không lây lan từ người này sang người khác. Các vết loét này có xu hướng tái phát khoảng vài lần trong năm.
Tuy nhiên, nhiệt miệng do herpes là do virur gây ra nên có thể lây lan từ người này sang người khác. Virut lây truyền cho người lành hoặc lây sang các phần khác của cơ thể thông qua tiếp xúc trực tiếp như hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống với người bị nhiệt miệng.
Nhiệt miệng có lây không phụ thuộc vào loại nhiệt miệng mắc phải.
Xử lý và ngăn ngừa nhiệt miệng nhanh chóng
Những vết nhiệt miệng thể nhẹ có thể kéo dài từ 10-15 ngày và tái phát nhiều lần trong năm.
Để giảm khó chịu do loét miệng gây ra, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét cũng như ngăn ngừa và hạn chế nhiệt miệng tái phát, bạn nên thực hiện ngay những biện pháp sau:
- Tránh ăn các thực phẩm có tính axit, quá chua, quá cay
- Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu
- Uống nhiều nước, nhưng tránh thức uống có gas, rượu bia, cà phê
- Nếu vết nhiệt miệng lớn và đau thì có thể dùng gel bôi để làm tê, giảm đau xót
-Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút, dùng bàn bải đánh răng có lông mềm để tránh làm tổn thương khoang miệng
- Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng để tối ưu khả năng làm sạch cũng như hỗ trợ làm lành vết loét nhanh chóng.
Nước ngậm răng miệng thảo dược - giải pháp an toàn cho mọi người
Khác với nước súc miệng thông thường chỉ súc nhẹ trong 20-30 giây, nước ngậm răng miệng cần ngậm trong miệng thời gian lâu hơn, khoảng 5-10 phút. Trong thời gian đó, thi thoảng súc nhẹ, có thể súc sâu xuống cổ họng để dung dịch thảo dược làm sạch khoang miệng, hỗ trợ làm lành vết loét miệng tốt hơn.
Do có thành phần thảo dược an toàn nên cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể dùng được nước ngậm răng miệng. Sử dụng nước ngậm răng miệng ngày 2 lần sau đánh răng không những có thể giúp giảm nhiệt miệng nhanh chóng mà còn giúp phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng khác.
Nước ngậm răng miệng thảo dược có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị nhiệt miệng có thể tham khảo sử dụng để giảm triệu chứng cũng như phòng tránh tái phát.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất.