Mẹo đơn giản giảm sưng đau nhiệt miệng nhanh bất ngờ

Nhiệt miệng gây đau và khó chịu, tuy nhiên không cần dùng đến những loại thuốc đắt tiền, bạn hoàn toàn có thể tự chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mẹo dưới đây.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng gây đau nhức, khó chịu hơn khi ăn và nói. Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).

Một vết nhiệt miệng nói chung thường hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng.

Không giống như mụn nước hay lở miệng (gây ra từ virus herpes), nhiệt miệng không bao giờ nằm bên ngoài miệng, và chúng hoàn toàn không lây lan.

cach-chua-nhiet-mieng-ngay-tai-nha
Ảnh minh họa.
Những cách trị nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả

Tự pha nước súc miệng để trị nhiệt miệng

Đây được xem là một loại thuốc nhiệt miệng giúp giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.

Pha một thìa cà phê muối nở (baking soda), 2 muỗng nước ép lô hội (nha đam) vào ½ cốc nước ấm. Nhấp 1 ngụm nhỏ và súc miệng trong ít nhất 10 giây. Lặp lại đến khi hết nước súc miệng và không được nuốt. Thực hiện một lần mỗi ngày đến khi hết nhiệt miệng.

Sữa chua

Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua sẽ rất tốt cho việc chữa khỏi nhiệt miệng. Khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ chữa lành vết nhiệt, và cái mịn, mát của sữa chua giúp giảm đau.
Vitamin E
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E là cách hữu hiệu giúp giảm đau, kích thích hệ miễn dịch và tăng sự hình thành của tế bào.
Giấm táo
Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.
Sử dụng tía tô đất
Đây là thảo dược có đặc tính kháng vi khuẩn, giúp tăng cường miễn dịch, giảm đau, giảm viêm, đỡ sưng đau do nhiệt miệng.
Nha đam
Không chỉ đem lại hiệu quả cao trong việc kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, nha đam cũng giúp giảm đau và tăng tốc độ lành của vết thương.
* Thông tin mang tính tham khảo, nếu vết nhiệt miệng bị loét lớn một cách bất thường, kéo dài hơn hai tuần, khoét sâu vào môi mình hoặc tiết dịch quá thường xuyên, thì cách tốt nhất là đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Theo Khỏe & Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Ứng xử nơi tôn nghiêm

GD&TĐ - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa mới khai trương đã thu hút sự chú ý của nhiều người.