Nhật hành động ngăn ‘làm việc đến chết’

GD&TĐ - Bộ Y tế Nhật Bản vừa công bố kế hoạch giảm các trường hợp làm việc đến chết ngày càng nhiều, bao gồm yêu cầu các công ty đưa ra chính sách nghỉ ngơi cho nhân viên, giám sát làm việc quá giờ…

Nhật hành động ngăn ‘làm việc đến chết’
Nhật hành động ngăn ‘làm việc đến chết’ - Hình 1

Một người Nhật ngủ ngay trên sân ga ở Tokyo

Hãng tin Kyodo News đưa tin việc đưa ra các mục tiêu cụ thể bằng con số sẽ giúp người lao động có những khoảng nghỉ giữa các ca làm việc. Chính sách được đề ra theo lời kêu gọi của nhiều gia đình có người thân chết vì làm việc quá sức.

Kế hoạch dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội Nhật Bản trong mùa hè này.

Theo hệ thống mới, người lao động Nhật Bản phải được đảm bảo nghỉ ngơi sau giờ làm việc. Tuy nhiên biện pháp mới không nói rõ họ sẽ được nghỉ bao lâu. 

Tại châu Âu, liên đoàn lao động buộc các nhà sử dụng lao động phải đảm bảo nhân viên của mình nghỉ ngơi liên tục tối thiếu 11 giờ mỗi ngày.

Trong khi đó, khảo sát tại Nhật năm 2017 cho thấy chỉ 1,4% công ty có chính sách nghỉ ngơi cho nhân viên và hơn 90% cho biết họ sẽ không đưa ra chính sách này.

Điều này lý giải việc có đến Nhật Bản có hơn 104 trường hợp làm việc “kiệt sức đến chết” trong năm 2016. Giới chuyên gia cho rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi còn nhiều trường hợp không được báo cáo.

Ngoài chính sách nghỉ ngơi, các biện pháp khác như chống áp bức và giám sát các công ty nghi có nhân viên làm việc quá mức cũng được đưa vào kế hoạch.

Kế hoạch sẽ tập trung vào những ngành có giờ làm việc kéo dài như tài xế, giáo viên và nhân viên ngành y tế, truyền thông. Ngoài ra, nó cũng kêu gọi tạo điều kiện làm việc thoải mái hơn cho các nhân viên trẻ.

Chính sách mới được triển khai sau cuộc họp mới đây giữa các cơ quan quản lý và phụ trách lao động cùng với gia đình những người có người thân chết vì làm việc quá sức. Các gia đình này kêu gọi chính phủ nâng cao nhận thức về các chi tiết của kế hoạch.

Theo Tin tức giải trí / Tuoitre.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.