Nhật đề xuất cho nghỉ làm sáng thứ 2 để giảm tình trạng làm việc đến chết

GD&TĐ - Không phải tự nhiên mà cuộc sống của người lao động Nhật Bản được phương Tây ví von là "Man-Machine".

Nhật đề xuất cho nghỉ làm sáng thứ 2 để giảm tình trạng làm việc đến chết

Chính phủ Nhật Bản thừa biết điều đó, họ phải hành động, người dân chăm chỉ đến nỗi hàng năm có hàng nghìn người tìm đến cái chết là điều không quốc gia nào mong muốn.

Mới đây, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch mới nhằm đối phó nạn làm việc quá sức của người làm động, mang tên "Sáng thứ Hai".

Cụ thể, ai cũng biết Chủ nhật là ngày nghỉ cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, đêm Chủ nhật lại là khoảng thời gian vô cùng buồn tẻ.

Vì sao? Sáng thứ 2 phải đi làm, quá đà một chút sẽ phải trả giá đắt. Không chỉ Nhật Bản, thanh niên ở nhiều quốc gia cũng chọn cách ru rú ở nhà vào tối Chủ nhật, ngủ sớm để hôm sau không trễ nải. 

Ý tưởng này đã được chính phủ Nhật Bản đề xuất từ đầu năm 2017. Trong đó, chính phủ yêu cầu các công ty cho phép nhân viên nghỉ làm sớm vào thứ 6 cuối cùng của tháng.

Chính phủ Nhật đề xuất cho nghỉ làm sáng thứ 2 để giảm tình trạng làm việc đến chết - Ảnh 3.

Một mặt, đây là cách giúp người lao động có thể cân bằng công việc và cuộc sống, mặt khác, nó giúp kích cầu, khiến người dân tiêu tiền nhiều hơn thay vì khư khư tích cóp trong ngân hàng. 

Thế nhưng, cuối tháng thường là thời điểm cực kỳ bận rộn với giới cổ cồn trắng ở Nhật. Cho nghỉ sớm vào ngày thứ 6 có nghĩa là công việc, dự án... sẽ bị gác lại cho tới tuần sau.

Vì vậy, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đang đề xuất các công ty cho nhân viên nghỉ làm vào sáng thứ 2 và thứ 6 cuối cùng của tháng.

Đây có lẽ là quyết định chính xác của chính phủ Nhật, một cuộc khảo sát cho thấy: Chỉ có 11,2% nhân viên ra về sớm vào ngày thứ 6 cuối tháng, còn lại vẫn ngồi lì ở văn phòng. Sự thật, sáng thứ 2 mới là khoảng thời gian bị nhiều người căm ghét nhất.

Dù vậy, nền văn hóa doanh nghiệp không ngừng nghỉ của Nhật Bản chưa chắc đã dễ dàng chấp nhận đề xuất mới của chính phủ. Người lao động ở Nhật vẫn phải tiếp tục nghe ngóng thôi.

Theo Tri thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...