Nhật Bản thắt chặt quản lý để hạn chế SV nước ngoài “biến mất“

Nhiều SV nước ngoài "biến mất" khỏi ĐH Phúc lợi Tokyo.
Nhiều SV nước ngoài "biến mất" khỏi ĐH Phúc lợi Tokyo.

Nhiều SV biến mất khỏi trường ĐH

Năm 2017, Bộ Tư pháp Nhật Bản cho biết hàng chục SV nước ngoài đã đăng ký vào các trường ĐH nhưng vẫn ở lại Nhật Bản sau khi visa hết hạn. 

Một sự việc gây chú ý vào tháng 3 năm nay khi hơn 700 SV nước ngoài biến mất khi họ ngừng tham gia các lớp học tại ĐH Phúc lợi Tokyo và nhà trường không thể liên lạc với họ trong gần nửa năm.

Do thiếu tiền, ĐH Phúc lợi Tokyo đã thu hút hơn 5.000 SV có được visa sau khi đăng ký chương trình nghiên cứu tiền ĐH cho SV “không thường xuyên”.

Chương trình ĐH trên được nhận trợ cấp công cộng để tăng số SV nước ngoài trong các trường ĐH. Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới sau khi bị bắt, người sáng lập nhà trường Tsuneo Nakajima cho biết ông muốn thu được 36 triệu USD trong 4 năm học thông qua hệ thống này.

Chính phủ Nhật Bản đã phản ứng với bê bối trên bằng cách cam kết nâng cao các tiêu chuẩn đối với SV trong tương lai, rút ngắn thời hạn visa SV và buộc các trường ĐH phải chịu trách nhiệm đối với SV mất tích.

Kiểm soát chặt chẽ hơn

Cơ quan Dịch vụ Di trú Nhật Bản có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ hơn và đang xem xét giảm thời gian thị thực SV từ 4 năm 3 tháng xuống còn 1 năm. Động thái này nằm tăng khả năng theo dõi SV vì họ sẽ phải nộp đơn xin gia hạn visa mỗi năm.

Những hình phạt nghiêm khắc cũng sẽ được áp dụng đối với các nhà cung cấp dịch vụ GD để mất liên lạc với một số lượng lớn SV quốc tế của mình – chính phủ Nhật cho biết trong một tuyên bố.

Trong số các biện pháp tăng cường, Bộ GD Nhật Bản có kế hoạch xem xét các trường có tỷ lệ SV bỏ học cao và đưa ra chỉ dẫn để các trường này phải cải thiện được tình hình. Những trường không thực hiện được sẽ bị coi là “thiếu sự quản lý đúng đắn đối với SV” và sẽ bị Bộ Tư pháp điều tra thêm.

Ngoài ra, Bộ GD sẽ công khai các trường dạy nghề có tới 80% SV nước ngoài. Một cuộc khảo sát ban đầu cho thấy gần một nửa các trường dạy nghề đều có lượng SV nước ngoài cao. Bộ GD cho biết các trường sẽ phải báo cáo về mức độ thành thạo tiếng Nhật, nội dung GD và SV sẽ làm gì sau khi học xong.

Theo University World News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.