Nhật Bản: Thanh, thiếu niên mất hứng thú với việc học

GD&TĐ - Khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Benesse kết hợp với Viện Khoa học Xã hội, Trường Đại học Tokyo, cho thấy 54,3% trong 10.000 HS cảm thấy chán nản, mất động lực học tập do tác động của Covid-19.

Học sinh Nhật Bản đối mặt với căng thẳng kéo dài vì dịch Covid-19.
Học sinh Nhật Bản đối mặt với căng thẳng kéo dài vì dịch Covid-19.

Nghiên cứu khảo sát học sinh phổ thông từ tháng 7 - 9/2021. Con số này cao hơn kết quả nghiên cứu năm 2020 (3,6%) và năm 2019 (9,2%).

Cụ thể, tỷ lệ học sinh THPT không thích đến trường chiếm đa số, với 61,3%. 43,1% học sinh tiểu học có biểu hiện mất tập trung trong khi 58,6% học sinh THCS không hào hứng với việc học trực tiếp.

So với trở lại trường, 80,1% học sinh chọn học trực tuyến vào năm 2021, tăng cao so với năm 2019 là 54,5%.

GS Kaoru Sato, ngành Xã hội học giáo dục và Nghiên cứu xã hội, Trường ĐH Tokyo, nhận định sự giảm tương tác trong môi trường học đường là nguyên nhân khiến giới trẻ nản chí. Ngoài ra, khi trở lại trường, các em phải tuân thủ quy định giãn cách, hạn chế trò chuyện, tiếp xúc gây mất hứng thú trong học tập.

Bên cạnh đó, nhiều học sinh đã mất người thân trong dịch Covid-19 khiến tăng các cảm xúc tiêu cực như lo âu, cô độc, căng thẳng... Dù quay lại trường học, các em chưa thể lấy lại nhịp độ học tập sau thời gian dài sống chung với các hạn chế.

Năm học mới tại Nhật Bản đã bắt đầu từ tháng 3/2022 dưới hình thức trực tiếp. Nước này cũng đã mở cửa biên giới cho phép sinh viên quốc tế nhập cảnh. Tuy nhiên, đầu tháng 4, Chính phủ Nhật Bản đã phát cảnh báo về nguy cơ bùng dịch trở lại trên toàn quốc.

Theo Japan Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.