Nhật Bản tập trung giải quyết tình trạng sinh viên bỏ học

GD&TĐ - Khảo sát của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) cho thấy từ tháng 4 - 12/2021, số lượng sinh viên Nhật Bản bỏ học cao học đã tăng đến gần 2.000 người.

Sinh viên Nhật Bản học trực tuyến trong thời gian dịch Covid-19.
Sinh viên Nhật Bản học trực tuyến trong thời gian dịch Covid-19.

Mức này mức tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Hiroshi Ota, nhà nghiên cứu giáo dục đại học tại Trường Đại học Hitotsubashi, nhận định tình trạng gia tăng sinh viên bỏ học trong thời gian gần đây đặt ra vấn đề yêu cầu các trường tìm cách hỗ trợ đời sống tinh thần lẫn thể chất của sinh viên hậu Covid-19.

“Covid-19 khiến sinh viên đánh mất ước mơ, mông lung về tương lai và mục tiêu nghề nghiệp phía trước. Các trường đại học cần xua tan những nỗi lo này, giúp sinh viên lấy lại động lực học tập”, ông Ota bày tỏ.

Còn bà Noriko Osumi, Phó Chủ tịch Trường Đại học Tohoku, cho biết đại dịch là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự gia tăng số lượng sinh viên bỏ học. Tương lai hậu Covid-19 là chưa thể đoán trước và là vấn đề khiến các nhà giáo dục lo ngại.

Theo bà Osumi, ngày càng nhiều trường đại học Nhật Bản quan tâm đến hạnh phúc của sinh viên. Điều này không chỉ do Covid-19, mà còn do tỷ lệ sinh giảm khiến số lượng trẻ em tại Nhật Bản rơi vào mức thấp. Do đó, các cơ sở giáo dục cần thu hút và giữ chân sinh viên để giữ chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm ở mức ổn định. Như vậy, tình trạng sinh viên bỏ học cũng dễ dàng được giải quyết.

Đơn cử, tại Trường Đại học Tohoku, ban quản lý đã triển khai chương trình hỗ trợ tài chính đặc biệt cho những sinh viên bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Một số sinh viên trong nhóm được thuê làm trợ giảng.

Ông Masayuki Kobayashi, Giáo sư Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đại học, Trường Đại học Tokyo, đánh giá cao nhiều trường đại học đã bắt đầu thực hiện chương trình hỗ trợ tài chính giúp sinh viên cải thiện khó khăn kinh tế do dịch Covid-19 gây ra.

Trong số những sinh viên bỏ học được MEXT khảo sát vào năm 2021, 30,3% cho rằng thiếu động lực học tập hoặc không thích nghi với cuộc sống đại học. 19,9% phải vật lộn với việc trả học phí. Các con số này đảo ngược so với năm 2020, khi 28,1% sinh viên bỏ học vì kinh tế khó khăn và 20% bỏ học vì thiếu động lực học tập.

Giáo sư Kobayashi cũng ghi nhận kế hoạch do Chính phủ Nhật Bản tài trợ để giúp đỡ sinh viên nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ học vì lý do tài chính.

“Đây là chương trình lớn mang tính kỷ lục trong lịch sử hỗ trợ tài chính cho sinh viên Nhật Bản. Chúng tôi nhận thấy chương trình này đã cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục đại học của những sinh viên thu nhập thấp”, ông Kobayashi bày tỏ.

Tuy nhiên, vị giáo sư nhấn mạnh, khó khăn tài chính không phải nguyên nhân duy nhất khiến sinh viên bỏ học, mà còn nhiều yếu tố khách quan như sức khỏe tinh thần, hoàn cảnh gia đình…

Bất chấp sự gia tăng gần đây về số sinh viên tốt nghiệp đại học, các học giả thừa nhận rằng, tỷ lệ sinh viên bỏ học đại học của Nhật Bản vẫn ở mức thấp so với các quốc gia khác. Sinh viên bỏ học chiếm 0,06% tổng số sinh viên Nhật Bản. Trong khi tại Vương quốc Anh, 9,4% sinh viên được dự đoán sẽ nghỉ học trước khi tốt nghiệp.

Lý giải điều này, Giáo sư Osumi cho biết: Sinh viên Nhật Bản phải chịu áp lực là bằng bạn bằng bè. Do đó, việc bỏ học giữa chừng có thể là trở ngại lớn với hầu hết sinh viên Nhật Bản.

Theo THE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.