Nhật Bản sử dụng lại hàng nghìn trường bỏ hoang

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật Bản, từ năm 2002 đến 2020, 8.580 trường công lập trên toàn quốc đã đóng cửa do tình trạng già hóa dân số.

Một trường học ở Namegata, Nhật Bản được tu sửa thành bảo tàng địa phương.
Một trường học ở Namegata, Nhật Bản được tu sửa thành bảo tàng địa phương.

Trong các trường đóng cửa, khoảng 7.400 trường còn tồn tại đến năm 2021. 74,1% trong số đó đang được tái sử dụng.

Đơn cử, một trường học cũ ở vùng Kochi được sửa sang thành địa chỉ của một tổ chức phi lợi nhuận chăm sóc rùa. Trong đó, bể bơi của nhà trường được cải tạo thành thuỷ cung.

Học sinh của các trường lân cận có thể đến tham quan và tìm hiểu về đời sống của loài rùa. Hoặc một trường học khác ở quận Mie được tu bổ thành cửa hàng bán đĩa nhựa. Nơi đây có khoảng 40.000 đĩa hát các loại phục vụ những người yêu âm nhạc.

Tại thị trấn Namegata, dân số đã giảm 20% trong gần 15 năm trở lại đây. Số trẻ em giảm hơn 1/3 còn số trường học giảm từ 22 xuống còn 7. Một trong những trường phải đóng cửa đã được một công ty mua lại và biến thành công viên giải trí nông nghiệp từ năm 2015. Nơi đây bán hàng nông sản và nấu ăn từ các sản phẩm hữu cơ tự nhiên.

Thị trưởng Namegata, ông Shuya Suzuki, cho biết: “Đây là một trong những trường hợp điển hình về tái sử dụng trường học. Mục đích là làm cho những ngôi trường bỏ hoang trở nên gần gũi với người dân, gắn kết với văn hóa địa phương vì trường học vốn là một biểu tượng của cộng đồng”.

Tuy nhiên, một số trường mất nhiều kinh phí cải tạo sẽ bị dỡ bỏ.

Theo ST

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.