Nhật Bản: Lập nhà ăn miễn phí ngăn tình trạng người dân ăn cơm một mình

GD&TĐ - Theo báo cáo phê duyệt bởi chính phủ Nhật Bản thứ 3 ngày 29/5, ngày càng nhiều người dân phải dùng bữa một mình. Đây là kết quả sự gia tăng các hộ gia đình độc thân. Nguyên nhân nằm ở việc tỷ lệ sinh giảm mạnh, xã hội già hóa nhanh và có sự thay đổi trong cấu trúc hộ gia đình.

Nhật Bản: Lập nhà ăn miễn phí ngăn tình trạng người dân ăn cơm một mình

Gần đây, bài báo về shokuiku (giáo dục về thực phẩm và dinh dưỡng) cho biết, 11% trong số 1,786 người được khảo sát có bữa ăn riêng hàng ngày. Trong đó 4,3% nói rằng họ thường ăn một mình bốn đến năm ngày một tuần. Tổng số người dùng bữa một mình là 15,3%, tăng 5% so với năm 2011.

Nhật Bản,Độc thân

Cuộc khảo sát gần nhất được tiến hành vào tháng 11 và tháng 12 năm 2017, hướng tới những người trên 20 tuổi. Một điều đáng chú ý rằng, những người dùng bữa cùng người khác thường có khả năng cân bằng dinh dưỡng tốt hơn.

Do vậy chính phủ đã kêu gọi tổ chức các bữa ăn tập thể, tạo điều kiện để người dân địa phương thưởng thức bữa ăn cùng nhau. Theo dự đoán trong những năm tới, số người người cao tuổi phải sống một mình ở đất nước mặt trời mọc sẽ tăng cao.

Trong năm 2015, tỉ lệ dân số trên 65 tuổi độc thân ở phụ nữ là 21,1% và 13,3% đối với đàn ông. Con số này được ước tính sẽ lần lượt đạt 24,5% và 20,8% vào năm 2040.

Trong số những người được khảo sát, 35,5% nói rằng họ không muốn ăn một mình nhưng buộc phải làm vậy do lịch trình làm việc “lệch pha” với những người khác. Bên cạnh đó, 31,1% nói rằng họ không có sự lựa chọn vì họ không có bạn để ăn cùng.

Ngoài ra, 27,3% cho biết họ không ngại phải ăn một mình, hơn nữa điều này còn rất thuận tiện. Điều đó phản ánh xu hướng số lượng người sống độc thân ngày càng gia tăng.

 Tờ báo về shokuiku đã được biên soạn hàng năm kể từ khi Nhật Bản ban hành luật giáo dục cơ bản về chế độ ăn uống năm 2005. Luật này chủ yếu tập trung xử lý các vấn đề về thiếu lương thực, an toàn thực phẩm, cũng như tần suất mọi người ăn sáng với gia đình của họ.

Báo cáo mới nhất cũng cho thấy những người thường xuyên dùng bữa với người khác có xu hướng cân bằng các món ăn hơn. Họ thường ăn cả món chính lẫn món phụ. Những người quan tâm đến những gì họ ăn sẽ đi ăn đều đặn với người khác hơn.

Mặc dù cuộc khảo sát chỉ dành cho người lớn nhưng trẻ em Nhật Bản cũng hay ăn một mình. Đây là mối lo ngại lớn của các nhà chức trách. Họ đã tạo ra các nhà ăn tạm thời phục vụ bữa ăn miễn phí hoặc giá rẻ để người dân có thể quây quần nơi đây và ăn cùng nhau.

Kể từ khi thành lập vào năm 2012 tại Tokyo, hàng trăm người trên khắp đất nước đã biết đến nhà ăn này. Họ chủ yếu hướng đến các hoạt động nhằm giáo dục thực phẩm và dinh dưỡng cũng như hỗ trợ học tập. Nhiều quán ăn khác cũng mở ra để phục vụ người lớn đi cùng trẻ em và người cao tuổi.

Cũng theo báo cáo trên, khoảng 70% các quán ăn chính phủ đã khảo sát cho biết họ rất cẩn trọng khi cung cấp một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và sử dụng nguyên liệu theo mùa. Báo cáo cũng nói thêm rằng mọi người đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn cùng với các thành viên trong gia đình. Nhưng họ lại gặp khó khăn khi thực hiện điều đó do bản thân hoặc gia đình họ đang vô cùng bận rộn với công việc.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.