Cụ thể, các cơ sở giáo dục cần thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường, như hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,... để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong cơ sở giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn, đội, nhân viên, học sinh chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường.
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu nhà trường xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử theo quy định của Bộ GD&ĐT. Phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đuờng; phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Lựa chọn, bồi dưỡng và cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm. Bồi dưỡng năng lực, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý trong nhà trường. Tổ chức ký cam kết phối hợp hằng năm với gia đình học sinh…