Nhân lực ngành du lịch: Doanh nghiệp phải chung tay

GD&TĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp (DN) du lịch, các cơ sở đào tạo và đại diện các bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến vấn đề đào tạo nhân lực ngành du lịch hiện nay.

Nhân lực ngành du lịch đòi hỏi phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn
Nhân lực ngành du lịch đòi hỏi phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn

Nhân lực yếu và thiếu

Theo báo cáo của Bộ VH-TT&DL, lao động ngành du lịch có khoảng 2,25 triệu người; trong đó lao động trực tiếp khoảng 750.000 người. Dự kiến đến năm 2020, lao động du lịch khoảng 3 triệu người, trong đó lao động trực tiếp đạt khoảng 870.000 người. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đánh giá: Dù đã có bước phát triển đáng kể về quy mô và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu về phát triển du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch đến nay vẫn thiếu về số lượng, yếu về ngoại ngữ, tin học, khả năng ứng xử, kỹ năng mềm, đạo đức nghề nghiệp còn hạn chế. Quy mô đào tạo chưa đủ lớn (khoảng 156 cơ sở đào tạo du lịch), năng lực đào tạo chưa đồng đều, ngành nghề đào tạo thiếu, phân bố cơ sở đào tạo chưa thật sự hợp lý; đội ngũ cán bộ giáo viên còn thiếu về số lượng, thiếu kinh nghiệm thực tế; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo và DN du lịch.

Về phía các cơ sở đào tạo, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề du lịch Sài Gòn, bà Ngô Thị Quỳnh Xuân nêu thực tế đối với hệ trung cấp và cao đẳng, đặc biệt là những trường dạy nghề thì cách đào tạo là thực hành rất nhiều. Giảng viên là những người đang làm việc trong các DN du lịch lớn, trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho học viên.

Ngay tại Trường Cao đẳng Nghề du lịch Sài Gòn hiện có 65% giảng viên dạy thực hành đều từ DN ra, nhưng theo Luật Giáo dục nghề nghiệp thì những giảng viên này phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, trong khi ở TPHCM chưa có trung tâm thẩm định kỹ năng nghề du lịch.

Đào tạo phải gắn với doanh nghiệp

Tổng hợp các ý kiến tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, nếu vẫn theo cách làm cũ thì đào tạo du lịch không thể đáp ứng được yêu cầu. Đào tạo du lịch cần phải thực hành rất nhiều. Vì vậy, các cơ sở đào tạo phải có mối liên kết chặt chẽ với DN. Do đó, ngành du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cần khẩn trương nghiên cứu, đề xuất quy trình nhằm tạo thuận lợi cho những người có kinh nghiệm, chuyên môn cao trong các DN du lịch trực tiếp tham gia giảng dạy.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ VH-TT&DL đánh giá lại các trường đào tạo du lịch từ trung cấp đến đại học, tìm hướng chuyển đổi mô hình đào tạo theo hướng kết hợp với những DN du lịch lớn, xây dựng chương trình chuẩn, sát với chuẩn đầu vào của DN; có phương pháp đào tạo đặc biệt để thu hút người đã học đại học ở các ngành khác nhưng chưa có việc làm.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ VH-TT&DL khẩn trương xây dựng chuẩn đầu ra cho các cấp độ ngành nghề du lịch từ sơ cấp đến sau đại học; nghiên cứu, chọn lựa một số địa phương có thế mạnh về du lịch làm nòng cốt, hình thành các trung tâm đào tạo, có sự phối hợp với các khách sạn lớn đào tạo nhân lực; xây dựng các chương trình, giáo trình tập huấn cho lao động du lịch, kể cả người dân đang tham gia làm du lịch cộng đồng. Đặc biệt, các DN cần tham gia sâu hơn vào công tác đào tạo du lịch.

Giải đáp một số vấn đề về tiêu chuẩn giảng viên, giáo viên, đào tạo liên thông trong ngành du lịch, mở ngành mới về du lịch… đại diện Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) cũng đồng thời cam kết phối hợp chặt chẽ với các DN, Hiệp hội Du lịch Việt Nam để tháo gỡ những khó khăn cụ thể liên quan đến đào tạo nhân lực ngành du lịch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.