Nhân lực cho ngành du lịch: Thiếu và yếu

GD&TĐ - Khoa Du lịch và Việt Nam học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vừa tổ chức Hội nghị Khoa học “ Vị thế cần có của ngành Du lịch Việt Nam khi Asean là một khối cộng đồng kinh tế”.

Các đại biểu tham dự hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo

Tham dự hội nghị có các tiến sĩ, chuyên gia trong ngành và đại diện các công ty du lịch nhằm tìm ra giải pháp khắc phục cho ngành hiện nay và cho tương lai.

Hội thảo đã chỉ ra nhiều hạn chế của Du lịch Việt Nam hiện nay cho sự phát triển của ngành như: 

Về đội ngũ nhân lực thì có sự trưởng thành về số lượng, nhưng cơ cấu chưa hợp lý và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, số lao động trong ngành có trình độ ĐH và sau ĐH chỉ chiếm 9,7%, trình độ sơ cấp, TC, CĐ chiếm 51% và có đến 39.3% dưới sơ cấp. Trong số đó chỉ có 43% được đào tạo chuyên môn ngiệp vụ và 

Về sản phẩm du lịch chậm đổi mới, phần lớn các doanh nghiệp du lịch có qui mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu công nghệ nên khai thác những tài nguyên có sẵn hoặc sao chép để hình thành sản phẩm nên tính độc đáo, ý tưởng còn nghèo nàn và trùng lắp giữa các vùng miền,...

Sự hạn chế về nghiên cứu thị trường du lịch tầm vĩ mô ở cấp doanh nghiệp. Trong khi đó, công tác quản lý du lịch còn kém, tình trạng cướp giật của du khách du khách, làm giá còn xảy ra nhiều, …làm ngành du lịch chư phát triển đúng với tiềm năng.

Từ những hạn chế trên, nhiều ý kiến kến nghị cần phải tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch. 

Các cơ sở đào tạo phải thay đổi chương trình phù hợp, đặc biệt phải sớm thành lập trường ĐH chuyên ngành du lịch (hiện nay chưa có trường ĐH chuyên ngành Du lịch), đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng tiến tới sự phát triển bền vững. Như thế mới có thể phát triển và cạnh tranh với các nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.