4 vấn đề cần làm rõ trong phát triển nhân lực VN

4 vấn đề cần làm rõ trong phát triển nhân lực VN

(GD&TĐ) - Nhu cầu và dự báo nhu cầu, quy hoạch phát triển nhân lực; đào tạo nhân lực; các giải pháp đào tạo nhân lực - đó là 4 vấn đề được đưa ra tại hội thảo “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế” do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam chủ trì khai mạc sáng nay (22/10) tại Hà Nội.

xcxc
Hội thảo “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế”

Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với những thành tựu và cơ hội phát triển trong giai đoạn mới, Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức trong nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, ... đặc biệt là vấn đề nhân lực qua đào tạo và nhân lực chất lượng cao.

Theo GS Phan Văn Kha - Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực cần thông qua 5 hoạt động quan trọng: Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ; sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực; có các chính sách hợp lý tạo động lực cho đội ngũ học tập nâng cao trình độ, làm việc và cống hiến; chăm lo sức khỏe và tăng cường thể lực và cuối cùng là tạo lập tốt nhất môi trường làm việc cho đội ngũ.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, trước mắt cần làm rõ 4 vấn đề chính: Nhu cầu về nhân lực có trình độ đáp ứng quá trình hội nhập và phát triển kinh tế; đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế; các giải pháp và chính sách đào tạo nhân lực trong bối cảnh trên và cuối cùng là dự báo, quy hoạch phát triển nhân lực - thực trạng, thách thức, kỳ vọng.

GS Phan Văn Kha cho rằng để giải quyết các vấn đề nên trên, một câu hỏi bao trùm được đặt ra là: Nhu cầu nhân lực trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế là gì và làm cách nào xác định được nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng được nhu cầu đó?

Đồng thời, phải xem xét đào tạo nhân lực trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay - bối cảnh mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, rủi ro.

Còn theo TS Michael Braun - Viện Đánh giá khoa học và định giá công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), thị trường lao động hiện nay đang thay đổi nhanh chóng. Những thay đổi này đặt ra yêu cầu mới đối với kỹ năng sinh viên tốt nghiệp và trình độ đào tạo.

Trách nhiệm của nhà trường là hiểu rõ những thách thức để hiệu chỉnh chương trình đào tạo phù hợp; tập trung đầu tư vào chất lượng và chú trọng phối hợp với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần bày tỏ nhu cầu của mình, đồng thời có trách nhiệm đầu tư vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

“Thách thức chính hiện nay là mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp cũng như đảm bảo cân bằng cung nhân lực tốt nghiệp và nhu cầu lao động ngoài thị trường” - TS Michael Braun cho hay.

GS Nguyễn Minh Đường - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nhận định: Cần có những chương trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt với nhiều mục tiêu, nhiều cấp độ chất lượng để thỏa mãn yêu cầu các đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo không chỉ do các nhà giáo dục tự đánh giá mà điều quan trọng là phải được các khách hàng đánh giá, thừa nhận.

Nhận định dự báo cung cầu nhân lực là vô cùng quan trọng, một số đại biểu thừa nhận thực trạng công tác này trong thời gian qua còn rời rạc, chưa được thực hiện một cách đầy đủ và khoa học.

Trước hạn chế này, Đề án Hệ thống thông tin và dự báo nhân lực quốc gia đang được xây dựng nhằm tạo lập hệ thống dữ liệu, áp dụng phương pháp dự báo tiên tiến, phối hợp giữa các đơn vị hạt nhân ở Trung ương với đơn vị đầu mối các bộ, ngành, địa phương.

Đây là mong mỏi nâng cao chất lượng công tác dự báo, phục vụ lập và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực tại Việt Nam.

Hải Bình

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ