Nhận diện khác biệt giữa mô hình giáo dục thế kỷ 20 và 21 để thực hiện đổi mới Giáo dục

GD&TĐ - Chiều 16/11, Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức Hội thảo “Đổi mới trong công tác quản lý giáo dục”.

Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Tây Hồ đã tặng quà cho 4 trường công lập trên địa bàn phường Phú Thượng, mỗi trường 1 bộ thiết bị multimedia phục vụ công tác dạy học trực tuyến; ghi hình và phát hình trực tuyến.
Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Tây Hồ đã tặng quà cho 4 trường công lập trên địa bàn phường Phú Thượng, mỗi trường 1 bộ thiết bị multimedia phục vụ công tác dạy học trực tuyến; ghi hình và phát hình trực tuyến.

Trao đổi tại hội thảo, TS Nguyễn Văn Hoà - Người sáng lập Hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm – chia sẻ, nhà trường trong xu thế đổi mới căn bản toàn diện; TS Nguyễn Văn Hoà nêu lên sự khác biệt giữa 2 mô hình giáo dục "thế kỉ 20" và "thế kỉ 21":

Nhận diện khác biệt giữa mô hình giáo dục thế kỷ 20 và 21 để thực hiện đổi mới Giáo dục ảnh 1
TS Nguyễn Văn Hoà trao đổi tại hội thảo
TS Nguyễn Văn Hoà trao đổi tại hội thảo

Đặt vấn đề, làm thế nào để xây dựng trường học hạnh phúc? TS Nguyễn Văn Hoà khẳng định, câu trả lời là: Thay đổi. Thầy cô thay đổi, hạnh phúc sẽ làm thay đổi thế giới. Muốn vậy, hiệu trưởng phải đi trước một bước, tạo động lực kéo cả đoàn tàu chuyển động.

Ngoài ra, thầy cô học được cách quản lí cảm xúc, cách chuyển hóa cảm xúc từ tiêu cực sang tích cực, cách “chinh phục tuổi học trò” và làm bạn với học trò. Xây dựng trường học hạnh phúc cần bắt đầu từ thay đổi cách vận hành mục tiêu giáo dục.

Thay đổi cách ứng xử giữa con người với con người. Thay đổi phương pháp giáo dục và chấp nhận sự khác biệt của học trò. Giáo viên cũng cần thay đổi vai trò của mình: Từ truyền giảng sang truyền cảm hứng.

Chia sẻ về cách tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học online; TS Nguyễn Văn Hoà nhấn mạnh, giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh và khơi nguồn hứng thú khi dạy học trực tuyến. Giáo viên cần soạn bài kỹ hơn, xác định rõ nội dung nào online, nội dung nào sẽ giao nhiệm vụ tự học, nội dung nào để học sinh tự thảo luận…

Cấu trúc bài học online phải chia thành nhiều hoạt động như: Khởi động tạo hứng thú, gợi sự tò mò khám phá kiến thức; thảo luận chia sẻ sự hiểu biết và trải nghiệm của các thành viên; rút ra kết luận và quy luật để vận dụng trong tình huống mới.

Để tạo ra bài học hứng thú giúp trò tự học thì thời gian online trực tiếp chỉ khoảng 15 phút; sau đó giao các nhiệm vụ. Ví dụ: Thảo luận nhóm trực tiếp trên zoom; tham gia trả lời các câu hỏi với hình thức như chơi game… Khi giảng, giáo viên cũng cần tích cực tương tác, gọi học sinh trả lời và đưa các em lên màn hình spotline.

Đối với học sinh tiểu học, ý thức tự giác, tự học đang hình thành, vai trò của giáo viên càng trở nên quan trọng. Việc lựa chọn phần mềm phù hợp, dễ sử dụng với các tính năng ưu việt; thiết kế bài giảng hấp dẫn, đẹp mắt là một giải pháp hiệu quả để thu hút học sinh.

Không trực tiếp tương tác ở trên lớp nên giáo án và hình thức dạy online cũng phải đổi mới để tăng tính tương tác 2 chiều, như vậy học sinh mới thấy hấp dẫn và có động lực để tự giác học đúng theo các khung giờ trong lịch. Giọng nói của giáo viên cần điều chỉnh âm lượng cho vừa phải, dễ nghe. Thời lượng bài học không nên quá dài khiến HS mỏi mắt và nhàm chán.

Giáo viên có lời giảng tự nhiên và luôn có những câu chuyện thực tế cuộc sống được lồng ghép trong bài dạy, giúp học sinh cảm thấy học online không có nhiều sự khác biệt với học trên lớp.

Toàn cảnh sự kiện chiều 16/11
Toàn cảnh sự kiện chiều 16/11

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường là một xu thế tất yếu khách quan và đòi hỏi sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Đổi mới quản lý giáo dục không chỉ đổi mới cách làm việc của Ban giám hiệu mà còn đổi mới cách làm việc từ lãnh đạo các đoàn thể, lãnh đạo các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và cả từng giáo viên bộ môn. Bởi quản lý giáo dục không chỉ quản lý con người mà quan trọng là quản lý công việc, quản lý kế hoạch và chiến lược.

Chỉ có quản lý công việc thì mọi người làm việc mới tự giác và có hiệu quả thật sự, còn quản lý con người thì làm việc chỉ với mục đích đối phó. Vì thế, người hiệu trưởng là người đi đầu cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm phải sáng tạo và phát huy hết năng lực của mình cho sự phát triển của nhà trường.

Cần tăng cường bồi dưỡng các kiến thức mà nhà lãnh đạo giáo dục cần có như: Hiểu biết về học sinh, những nguyên tắc cơ bản về sự phát triển của học sinh và các học thuyết học tập mới nhất, các nhu cầu đa dạng của học sinh… Hiểu được vai trò của nhà trường đối với sự phát triển của cộng đồng, các học thuyết lãnh đạo giáo dục, các phương pháp nghiên cứu quản lý giáo dục, công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục…

Trong khuôn khổ Hội thảo, Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Tây Hồ đã tổ chức gặp mặt các trường học trên địa bàn phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đồng thời, tặng quà cho 4 trường công lập trên địa bàn phường gồm: Trường tiểu học Phú Thượng; Trường THCS Phú Thượng;Ttrường mầm non Phú Thượng và Trường mầm non Đoàn Thị Điểm. Mỗi trường 1 bộ thiết bị Multimedia phục vụ công tác dạy học trực tuyến; ghi hình và phát hình trực tuyến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.