Thầy cô thay đổi đề dạy tốt, học tốt, xây dựng trường học hạnh phúc

GD&TĐ - Thầy cô thay đổi để cả thầy và trò cũng đến trường, cảm nhận được những điều hạnh phúc – nhà giáo Lê Thị Phương Dung, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Đinh, chia sẻ.

Giờ học tiếng Anh của HS nhà trường (ảnh trong bài chụp thời điểm chưa giãn cách_
Giờ học tiếng Anh của HS nhà trường (ảnh trong bài chụp thời điểm chưa giãn cách_

Thay đổi để tốt đẹp hơn

Nằm ở trung tâm Tp Nam Định, Trường THPT Nguyễn Khuyến là một trong những điểm sáng của phong trào dạy tốt - học tốt. Ở mái trường này các thầy cô giáo cũng động viên nhau thay đổi để hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Để cả giáo viên và học sinh đến trường đều cảm nhận được mái ấm hạnh phúc, trường học là nơi dạy chữ- rèn người, nâng bước các em học sinh đến những bến bờ vinh quang.

Nhà giáo Lê Thị Phương Dung cho biết: Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc vận động lớn“ Đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức , phong cách Hồ Chí Minh", cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đực, tự học, sáng tạo”. Phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy học” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã mang lại hiệu quả ở tất cả các mặt hoạt động.

Một buổi ngoại khóa, học sinh dược nghe cô giáo nói về truyền thống giáo dục Nam Định
Một buổi ngoại khóa, học sinh dược nghe cô giáo nói về truyền thống giáo dục Nam Định

Vận dụng phối hợp, linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực (dạy học theo dự án, ... và các phương pháp dạy học tích cực khác) phù hợp với đối tượng, điều kiện dạy học cụ thể từng lớp; đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy và học. - cô Lê Thị Phương Dung

Nhà trường và các đoàn thể, tổ chức trong trường có ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động, đôn đốc theo dõi, tác động từng đợt thi đua có các hoạt động thiết thực thúc đẩy phong trào. Các đợt thi đua lớn trong năm học mà trọng tâm là thi đua Dạy tốt, Học tốt... Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh giỏi, chất lượng đại trà thông qua các kỳ thi, kiểm tra và được đánh giá công bằng, khách quan.

Thay đổi để hướng đến dạy tốt – học tốt hơn, các thầy cô giáo đều chủ động xây dựng phương pháp, hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Các thầy cô luôn tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc; Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Cô Lê Thị Phương Dung, chia sẻ thêm: Việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và dạy học theo chủ đề. Trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề, soạn giảng theo tinh thần đổi mới, chú trọng dạy học tích hợp, dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm  thông qua sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối.

Đổi mới dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá

Cô Lê Thị Phương Dung cho biết: Ở Trường THPT Nguyễn Khuyến, ngay từ đầu các năm học, nhà trường tổ chức phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên dựa trên các tiêu chí sau: Mặt bằng lao động; Năng lực chuyên môn và nguyện vọng của giáo viên. Quy trình tổ chức phân công: Giáo viên đề xuất nguyên vọng; Tổ phân công và thảo luận tại tổ; Ban Giám hiệu duyệt. Việc phân công giáo viên bảo đảm tính khoa học, công bằng.

Nhà trường xây dựng khung chương trình cho các môn học, tổ trưởng lập kế hoạch hoạt động chuyên môn cho tổ trước tháng 10. Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Xây dựng kế hoạch dạy học và triển khai thực hiện theo Khung kế hoạch dạy học theo quy định của Sở, thực hiện giảng dạy các môn theo Hướng dẫn giảng dạy bộ môn.

Các thầy cô luôn đồng hành với học sinh để cùng thay đổi hướng đến những điều tốt đẹp hơn
Các thầy cô luôn đồng hành với học sinh để cùng thay đổi hướng đến những điều tốt đẹp hơn

Cô Dung cho biết, việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực (dạy học theo định hướng STEM, nhân rộng mô hình về giáo dục STEM, ngày hội STEM, dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh...) đã phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của học sinh.

Khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia các diễn đàn (online hoặc offline) chuyên môn để tăng cường giao lưu, hợp tác không ngừng mở rộng kiến thức, tiếp thu các phương pháp dạy học hiện đại bồi đắp năng lực chuyên môn. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh.

Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lý, rèn luyện kĩ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vài trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học.

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm hướng đến chất lượng và sự công bằng. Ở Trường THPT Nguyễn Khuyến, những thay đổi này đã tạo nền tàng bền vững cho phong trào dạy tốt học tốt. Các thầy cô luôn chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối học kì, cuối năm học. Những điều này đã và đang làm nên một thương hiệu THPT Nguyễn Khuyến giữa lòng đất học Nam ĐỊnh.

Nhiều năm nay, phong trào dạy tốt - học tốt của Trường THPT Nguyễn Khuyến đã được đẩy mạnh. Cùng với việc thực hiện dạy học đại trà, các thầy cô giáo đã  luôn chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi; đẩy mạnh việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; chú trọng hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, phát huy năng lực sáng tạo, nâng cao kỹ năng thích ứng với cuộc sống cho học sinh. Kết quả thi HS giỏi hàng năm và các cuộc thi khoa học kỹ thuật....  đã cho thấy nỗ lực thay đổi với kết quả ngày càng tốt đẹp hơn. - cô hiệu trưởng Lê Thị Phương Dung

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giàu có nhưng kém văn minh

GD&TĐ - Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip nói về một người đàn ông ở Nha Trang có hành vi kém văn minh.