Nhà thơ, nhà báo luôn đau đáu với sự nghiệp giáo dục

GD&TĐ - Học Viết văn, Báo chí tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội; học Kinh tế và Luật tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Hiện anh là hội viên trẻ của Hội nhà văn Việt Nam, Anh đang công tác tại Ban Cuối tuần - Báo Nhân Dân.

Nhà thơ, nhà báo Khúc Hồng Thiện
Nhà thơ, nhà báo Khúc Hồng Thiện

Khúc Hồng Thiện đã xuất bản nhiều tập thơ và ký sự báo chí như Chênh chao tích chèo (tập thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2010); Cùng nhau nhân từ (Tập thơ, 2018); Lòng dân như sóng (Tập chính luận); Trẩy hội non sông (Tập ký sự); cùng nhiều tác phẩm được tuyển in chung. Trong đó một số đã đạt một số giải thưởng văn chương, báo chí. 

 Không chỉ được biết đến là người sáng tác thơ, một người đam mê tìm hiểu văn hóa, Khúc Hồng Thiện còn thể hiện là một nhà báo có sức viết dài hơi, chịu đi, chịu đọc. Những bài báo của Khúc Hồng Thiện luôn đa dạng trong thể loại, chỉn chu trong câu chữ, vừa thể hiện nhãn quan nhạy bén với thời cuộc của người làm báo, vừa pha chất lãng mạn của một nhà thơ.

Khúc Hồng Thiện (ngoài cùng bên trái) trong chuyến công tác Trường Sa
Khúc Hồng Thiện (ngoài cùng bên trái) trong chuyến công tác Trường Sa

Trong đó có các thể tài viết về giáo dục anh được giao phụ trách. Sự hiểu biết và thấu cảm trong anh đã giúp nhà báo có nhiều bài phân tích, đánh giá các hoạt động giáo dục một cách khách quan, góp tiếng nói phản biện mang tính xây dựng cao. Đó là những vấn đề nóng của ngành như biên chế giáo viên, GD tiếp cận với cuộc cách mạng 4,0 và đặc biệt là việc cần thiết phải thích ứng với GD- ĐT trực tuyến giai đoạn mới này.

Khúc Hồng Thiện chia sẻ: Năm 2020, dịch Covid-19 hoành hành, chủ trương của ngành giáo dục “Dừng đến trường, không dừng việc học” là việc làm hoàn toàn đúng. Tôi đã tham mưu với lãnh đạo ban cần phải có loạt bài viết về hoạt động dạy học trực tuyến trong các nhà trường. Ghi nhận, phân tích và có đánh giá để thấy được bức tranh toàn cảnh việc dạy – học trực tuyến được triển khai thế nào, hiệu quả không, vướng mắc ra sao.

Sau khi lãnh đạo duyệt ý tưởng. Tôi đã xây dựng dàn ý thực hiện, mời các cộng tác viên bên ngoài cùng tham gia viết. Trong chuyên đề này, bài của phóng viên Báo GD&TĐ có hiểu biết sâu về vấn đề này để ghi nhận, đánh giá thực tế triển khai khách quan nhất của việc dạy học trực tuyến. Cũng như chỉ ra những khó khăn và đặt vấn đề cho việc cần thiết phải thấy đây là động lực, cú hich để các nhà trường thay đổi.

Tôi và các nhà báo khác khi gửi tác phẩm dự thi đều mong có giải cao. Chuyên đề của chúng tôi gửi dự thi chỉ nhận được giải Khuyến khích. Nhưng chúng tôi cũng thấy thế là vui, vì có lẽ tôi cũng như nhiều nhà báo khác việc viết bài, mong muốn lớn nhất là những quan điểm, ý kiến, phân tích của mình có tác động tích cực cho sự nghiệp GD đang có rất nhiều việc cần làm.

Xin được chúc mừng giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục” đã và đang tập hợp được tiếng nói chung của các nhà báo trên cả nước, dựng lên bức tranh đẹp về giáo dục. Mong rằng giải sẽ ngày càng phát triển, giải sẽ thực sự là sân chơi nghiệp vụ để các nhà báo viết lên những bông hoa đẹp trong vườn hoa giáo dục đa sắc màu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ