Nhà giàu Trung Quốc hủy kế hoạch đưa con đi du học

Từng ráo riết đưa con đi du học nước ngoài, các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp giàu có và trung lưu tại Trung Quốc đang suy nghĩ lại khi dịch bệnh, siết chặt thị thực cản trở.

Dưới tác động của dịch bệnh và mối quan hệ của Trung Quốc với các nước xấu đi, cho con đi du học nước ngoài không phải là lựa chọn của nhiều phụ huynh xứ tỷ dân vào thời điểm này.
Dưới tác động của dịch bệnh và mối quan hệ của Trung Quốc với các nước xấu đi, cho con đi du học nước ngoài không phải là lựa chọn của nhiều phụ huynh xứ tỷ dân vào thời điểm này.

Zing trích dịch bài đăng trên South China Morning Post, đề cập đến việc nhà giàu Trung Quốc không còn sẵn sàng chi bạo, tạo điều kiện cho con đi du học ở trời Tây:

Sau thời gian dài đọc quá nhiều tin tức về đại dịch Covid-19 và căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc với các nước phương Tây, Joe Gao (Bắc Kinh, Trung Quốc) đưa ra quyết định khó khăn về việc du học của cô con gái 6 tuổi.

Thay vì trả 300.000 NDT (44.000 USD) học phí hàng năm cho trường quốc tế ở thủ đô, Gao đổi kế hoạch, gửi con gái nhỏ vào một trường công lập có mức tiền học thấp hơn rất nhiều.

“Tôi làm việc chăm chỉ với mục đích kiếm đủ tiền đưa cả hai đứa ra nước ngoài du học khi chúng học cấp hai. Nhưng mọi thứ thay đổi quá nhanh, còn tôi không giàu đến mức có thể chịu được rủi ro. Sự bất ổn kinh tế, đại dịch xảy ra và thái độ tiêu cực về Trung Quốc đang thực sự khiến những gia đình trung lưu như nhà tôi lo ngại”, Gao giải thích.

Dịch bệnh cùng sự xấu đi trong quan hệ của Trung Quốc với các nước phương Tây là nguyên nhân khiến làn sóng nhà giàu tại đất nước tỷ dân đua nhau cho con hưởng nền giáo dục phương Tây chững lại.

Không còn bằng mọi giá cho con du học

Thay vì cố gửi con trai sang các nước phương Tây, Gao giờ muốn con mình du học ở các nước châu Á như Singapore. Người cha lo lắng mối quan hệ Trung Quốc với Mỹ hay Australia sẽ tiếp tục xấu đi vào các năm tới và du học sinh sẽ lại càng gặp bất lợi hơn.

Chung suy nghĩ với Gao, ngày càng nhiều phụ huynh Trung Quốc giàu có hủy bỏ hoặc hoãn lại kế hoạch cho con cái đi du học.

Khoảng 81% gia đình có điều kiện ở Trung Quốc đang có con cái học chương trình nước ngoài và thi chứng chỉ quốc tế đã quyết định tạm dừng việc cho con đi du học, theo khảo sát được công bố vào tháng trước của Babazhenbang, một công ty về cơ sở dữ liệu.

Trong số 838 người được hỏi, có đến 82,6% bày tỏ nỗi sợ dịch bệnh, 60,9% lo về nguy cơ bị phân biệt đối xử, 43,5% gặp khó khăn tài chính và 21,7% không còn tin tưởng vào các lợi thế khi đi học nước ngoài.

“Nhiều cha mẹ, đặc biệt là trong những gia đình trung lưu ở các thành phố hạng hai và hạng ba ở Trung Quốc, đang đưa con cái trở lại với hệ thống giáo dục trong nước”, Cao Huiying, người sáng lập Babazhenbang, đánh giá.

Các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu và đại gia ở Trung Quốc coi việc cho con hưởng giáo dục phương Tây sẽ khiến đứa trẻ có nhiều lợi thế vượt trội hơn.
Các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu và đại gia ở Trung Quốc coi việc cho con hưởng giáo dục phương Tây sẽ khiến đứa trẻ có nhiều lợi thế vượt trội hơn.

Mỹ và Australia từng là hai quốc gia thu hút nhiều học sinh Trung Quốc đến nhập học nhất. Nhưng câu chuyện hoàn toàn trái ngược vào năm nay.

“Năm ngoái, hơn 90% sinh viên tốt nghiệp chỉ nộp hồ sơ vào đại học Mỹ. Năm nay, số lượng nộp đơn vào các trường ngoài Mỹ lại chiếm áp đảo”, Lion Deng, cố vấn tại Đại học Quảng Châu, nói.

“Tác động của dịch bệnh và sự xấu đi của quan hệ Trung - Mỹ có thể kéo dài trong nhiều năm. Số lượng du học sinh Trung Quốc đi du học và mua sắm ở nước ngoài sẽ giảm nhiều. Nhưng mức sụt giảm này ở quy mô nào vẫn khó dự đoán vào thời điểm này”, Liu Shengjun, người đứng đầu Viện Cải cách Tài chính Trung Quốc, cho biết.

Theo một báo cáo năm 2017 của Union Pay International, sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài chi hơn 380 tỷ NDT (55,7 tỷ USD) hàng năm. 80% trong số đó là dành cho học phí và tiền sinh hoạt hàng ngày.

"Học ở quê nhà không tồi"

Jade Zheng, người sở hữu một số căn hộ ở Thâm Quyến và kinh doanh một quán cà phê, ban đầu dự định gửi cậu con trai 7 tuổi đến học tại Canada vào năm tới. Cô từng hy vọng cậu bé sẽ sớm thích nghi với môi trường phương Tây.

Các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu và đại gia ở Trung Quốc coi việc cho con hưởng giáo dục phương Tây sẽ khiến đứa trẻ có nhiều lợi thế vượt trội hơn.
Các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu và đại gia ở Trung Quốc coi việc cho con hưởng giáo dục phương Tây sẽ khiến đứa trẻ có nhiều lợi thế vượt trội hơn.

Hoãn lại kế hoạch cho con du học, các bậc cha mẹ đồng tình để con học các trường trong nước.

“Vào tháng 3, chúng tôi quyết định để cậu ấy ở lại Thâm Quyến cho đến hết trung học. Tin tức theo chiều hướng tồi tệ hơn và vợ chồng tôi ngày càng cảm thấy không an toàn”, Zheng bày tỏ.

Năm 2018, anh trai của Zheng và vợ từng bán căn hộ duy nhất để có 5 triệu NDT (733.000 USD) cho con trai đi học cấp 3 và đại học ở Mỹ.

“Hồi đó, họ rất vui mừng nhưng giờ lo lắng cho sự an toàn của cậu bé 16 tuổi. Nếu không bán, căn hộ của họ hiện tại giá trị lên 8 triệu NDT”, người mẹ nói.

“Ngay cả khi con trai tôi du học, tôi hy vọng nó sẽ trở về Thâm Quyến sinh sống trong tương lai. Trong 10-20 năm tới, Thâm Quyến chắc chắn có triển vọng phát triển kinh tế hơn bất kỳ khu vực nào khác. Học đại học ở quê nhà có lẽ không phải ý kiến tồi”, Zheng nói thêm.

Mặt khác, trái ngược với quan điểm của cha mẹ, nhiều học sinh, sinh viên Trung Quốc không tìm mọi cách để đi du học và cảm thấy hài lòng khi học trong nước.

Cô con gái 18 tuổi của người mẹ tên Alice Chen đáng nhẽ nhập học vào mùa thu năm nay tại một trường trong khối Ivy League của Mỹ. Cuối cùng, cô bé học online ở nhà vì dịch bệnh.

“Những đứa trẻ sinh sau năm 2000 như con tôi có suy nghĩ rất khác. Chúng cảm thấy New York, London không khác mấy so với Bắc Kinh, Thượng Hải và tự hào khi ở quê nhà. Thế hệ sau tin rằng nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc tốt hơn hầu hết quốc gia khác”, Chen nói.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ