Nhà đầu tư đi tìm thông tin minh bạch

GD&TĐ - “Giai đoạn 2018 - 2020, dự báo và yêu cầu phát triển thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục có sự điều chỉnh lớn nhằm giải quyết tình trạng lệch pha cung - cầu, đồng thời giúp thị trường trở lại hướng phát triển lành mạnh, bền vững hơn...” – Đó là thông tin được đưa ra tại “Diễn đàn BĐS 2018: Cơ hội từ chính sách”, diễn ra tại Hà Nội chiều 17/5, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Nhà đầu tư đi tìm thông tin minh bạch

Thị trường cần sự phát triển bền vững

“Sau một thời gian trầm lắng kéo dài (từ cuối năm 2013), thị trường BĐS Việt Nam đã từng bước được phục hồi với những dấu hiệu tích cực. Năm 2018 đã đi được gần nửa thời gian và thị trường BĐS đã có những chuyển biến mạnh mẽ”- ông Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI) đánh giá tại Diễn đàn.

Cũng theo người đứng đầu VCCI, thị trường BĐS được nhận những yếu tố thuận lợi cũng là nhờ sự phát triển vững của nền kinh tế vĩ mô, dưới định hướng của những chính sách kinh tế đúng đắn.

Với tốc độ tăng trưởng liên tục cao của GDP (khoảng 6% một năm trong 4 năm liên tiếp, riêng năm 2017, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% ), đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất trong khu vực và trên thế giới... Đây là tín hiệu tích cực để đón các dòng vốn trở lại với nền kinh tế.

Cơ sở kinh tế vĩ mô vững chắc là lợi thế giúp thị trường BĐS Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, ông Matthew Powell (Giám đốc Savills Hà Nội) cho biết: Qua tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư nước ngoài thấy được những khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư BĐS ở Việt Nam. Trong đó, theo ông Matthew, cần làm rõ hơn vấn đề minh bạch về thông tin trong lĩnh vực BĐS.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn khó tiếp cận các quỹ đất để đầu tư. Thêm nữa, quy trình đấu giá BĐS với nhà đầu tư nước ngoài, quy trình chính sách còn rườm rà khiến quá trình tiếp cận và khởi công dự án của nhà đầu tư bị cản trở.

Tiếp theo ý kiến của lãnh đạo Savills Hà Nội, ông Đỗ Viết Chiến (Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam) cho rằng vấn đề minh bạch thông tin là trăn trở của cả các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Thông tin đầu tiên cần minh bạch, đó chính là thông tin về vị trí đất đai được quy hoạch như thế nào. Quy hoạch sau khi được duyệt cần được công khai sớm, vì đây là yếu tố “đầu vào” của đầu tư BĐS, để các nhà đầu tư có thể lựa chọn và có những quyết định đầu tư phù hợp.

Chờ đợi sự kích cầu đến từ vốn ngoại

Ông Cấn Văn Lực (Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia) cho biết: Tài chính BĐS chính là hệ thống cơ chế, chính sách, thị trường, thuế, phí, nguồn vốn, sản phẩm phát sinh tài chính... Đó là những yếu tố cần thiết để thị trường phát triển lành mạnh.

Tại Việt Nam hiện nay, tài chính nhà ở đã được đề cập khá sớm tại Quyết định số 105/2007/QĐ-TTg phê duyệt định hướng chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến năm 2020. Nguồn vốn dành cho BĐS có các nguồn chính: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn ngoại, nguồn vốn tín dụng bảo lãnh, nguồn vốn tư nhân.

Theo ông Lực, năm 2018, Chính phủ có kế hoạch giải ngân 1.000 tỷ đồng đối với chương trình cho người thu nhập thấp vay ưu đãi mua nhà ở xã hội. Trong đó vốn Nhà nước cấp là 500 tỷ đồng,

NHCSXH tự huy động 500 tỷ đồng. “Nguồn vốn như vậy khá eo hẹp. Bởi, chỉ cần một số dự án với quy mô lớn đã đã hết nguồn vốn này” - ông Lực phân tích. Do đó, nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh, được coi như một trong những giải pháp quan trọng về vốn.

Có những nội dung liên quan đến việc đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm bớt điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư BĐS”- ông Vũ Văn Phấn nhấn mạnh - “Các nội dung của Luật Nhà ở và Kinh doanh BĐS trong dự thảo Luật Chính phủ đã trình Quốc hội, trong luật này chúng tôi kiến nghị sửa đổi những điều kiện kinh doanh và cắt gọn được, tạo điều kiện thông thoáng cho nhà đầu tư”.

Hiện nay có khoảng 4 - 5 chính sách tác động đến thị trường BĐS. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội... “Một cơ hội tuyệt vời là hội nhập quốc tế sâu rộng giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể là triển vọng FTA VN-EU, CPTPP…). Đó là những nhân tố kích cầu BĐS tăng lên” - ông Lực nhận định; đồng thời cho rằng chú trọng định hướng thu hút vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực BĐS mục tiêu (như cơ sở hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông), hay triển khai tốt Nghị định về hình thức đầu tư PPP... là những yếu tố giúp phát triển thị trường BĐS.

Cũng từ góc nhìn của nhà hoạch định chính sách, ông Vũ Văn Phấn (Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng) phân tích rằng: Các chính sách liên quan đến BĐS nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, tập trung vào các điều luật như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, thuế liên quan đến BĐS... Với chủ trương Luật sửa đổi các Luật trên tập trung vào những nội dung liên quan đến Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Máy trồng chanh dây tự động giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng

GD&TĐ - Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng có thể thực hiện tự động tất cả các khâu, giúp tiết kiệm chi phí nhân công và nâng cao năng suất vườn ươm.