Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt

GD&TĐ - Sáng 1/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề 'Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt'.

Toàn cảnh tọa đàm "Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu - Một tấm lòng son sắt".
Toàn cảnh tọa đàm "Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu - Một tấm lòng son sắt".

Tham dự sự kiện có ông Phạm Quang Nghị - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; ông Lê Quốc Minh ; các vị nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Ngoại giao; cùng gần 150 đại biểu đại diện cho các cơ quan, ban ngành Trung ương, địa phương, khách quốc tế, những đồng nghiệp, bạn bè, người thân của nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu.

Buổi tọa đàm và trưng bày là hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2025) và dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu (5/11/1924 – 5/11/2024).

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - đánh giá cao những cống hiến, đóng góp của nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu đối với nền báo chí Cách mạng Việt Nam và sự nghiệp ngoại giao của quốc gia, dân tộc.

img-4788-20241101140651.jpg
Ông Lê Quốc Minh phát biểu tại tọa đàm.

“Dù ở vị trí nào, công việc nào... nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu cũng dành nhiều tâm huyết cống hiến trọn vẹn những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời mình cho lý tưởng cách mạng”, ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh.

Nhà báo Lý Văn Sáu (1924 – 2012) là một trong những nhà báo thuộc lớp trí thức đã dành trọn những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời mình cho lý tưởng cách mạng, cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và dựng xây đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông tham gia sáng lập Báo Thắng - tiền thân của Báo Khánh Hòa khi mới 22 tuổi (1946). Ông góp phần gây dựng Đài Tiếng nói Nam Bộ và Đài Tiếng nói Miền Nam ngay từ thời kỳ đầu và trở thành người phát ngôn xuất sắc của phái đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris (1968-1973).

Đất nước thống nhất, ông gắn bó với công tác quản lý báo chí, với hoạt động nghề nghiệp của Hội Nhà báo Việt Nam, là một trong những lãnh đạo kỳ cựu của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và tiếp tục có nhiều đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao.

Tại tọa đàm, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, các cơ quan báo chí, chuyên gia lịch sử, ngoại giao, nhà báo lão thành, đại diện gia đình nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu… đã tôn vinh những đóng góp của cống hiến của ông trong lĩnh vực thông tin - tuyên truyền đối ngoại, phát thanh, truyền hình, thông tấn; nêu những dấu ấn quan trọng của ông trên mặt trận chính trị - ngoại giao phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.

Các đại biểu cũng chia sẻ nhiều câu chuyện cảm động về nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu lúc sinh thời.

img-4687-20241101140706.jpg
Trưng bày chuyên đề về nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu.

Nhân dịp này, Bảo tàng Báo chí Việt Nam (thuộc Hội Nhà báo Việt Nam) cũng trưng bày 100 tài liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu. Trong đó, có những tài liệu, hiện vật, hình ảnh trong thời gian ông hoạt động ở Cuba, Hội nghị Paris…

Buổi tọa đàm chuyên đề về nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu nhằm giúp hiểu rõ hơn về những đóng góp, những di sản to lớn của các thế hệ đi trước để lại cho mai sau; đồng thời nhắc nhở, khơi gợi cho thế hệ trẻ có niềm tự hào, nhân lên những khát vọng, nỗ lực vươn lên mạnh mẽ trong hành trình đổi mới và hội nhập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.