Nhà báo Lê Đông Hà “bật mí” về hành trình viết tác phẩm đoạt giải xuất sắc

GD&TĐ - "Trong vệt bài "Chuyện đời, chuyện nghề của giáo viên vùng cao", tôi gặp cô Phạm Thị Tình, người Thái Bình lên công tác ở Nậm Păm (Sìn Hồ, Lai Châu). Cô mới ra trường đã lên đây công tác. Trước đó cô chưa từng ra khỏi tỉnh nhà. Vậy nên bố đã được bố đèo lên nhận công tác bằng xe máy".

Nhà báo Lê Đông Hà (ngoài cùng bên trái) và đồng đội tại lễ trao giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp GDVN" 2018.
Nhà báo Lê Đông Hà (ngoài cùng bên trái) và đồng đội tại lễ trao giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp GDVN" 2018.

Nhà báo Lê Đông Hà – báo Quân đội nhân dân bắt đầu câu chuyện với bạn đọc của gdtd.vn khi kể về hành trình viết tác phẩm "Chuyện đời, chuyện nghề của giáo viên vùng cao" đạt giải xuất sắc giải báo chí "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" 2018.

Nhà báo Lê Đông Hà kể tiếp: Nậm Păm rất xa xôi. Người bố thương con gái bảo rằng, hay bố con mình về, không nhận công tác nữa. Nhưng cô lại quyết tâm ở lại. Cô nói: Hãy để con thử thách một năm, nếu không hợp thì con sẽ xin về. Người cha sau đó đã quay lại trung tâm Sìn Hồ (cách Nậm Păm 60 km, đường sá rất khó đi) mua 50 kg gạo để cô "làm vốn".

Thế rồi người cha về quê. Đấy là lần cuối cùng cha con cô gặp nhau. Người cha đã chết trong thời gian sau đó không lâu. Lúc đó ở Nậm Păm thông tin liên lạc rất khó. Tin cha qua đời mãi sau này cô cũng mới nhận được. Điều khiến tôi xúc động là ánh mắt, cách nói rất thanh thản của cô Tình. Cô tâm sự rằng cô tin cha hiểu và thông cảm cho việc của mình.

Thưa các bạn! Giáo miền xuôi lên vùng cao công tác có rất nhiều câu chuyện xúc động tương tự, khó có thể nói hết trong một vài lời. Về phần cá nhân, tôi rất mong có nhiều cơ hội để đi, để gặp, để viết về những con người như thế. Họ thật sự là những bông hoa ngát hương trên những nẻo đường tổ quốc như lời của một bài ca về người giáo viên nhân dân.

Nhóm tác giả của Báo Quân đội Nhân dân đạt giải Nhất Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam 2018
 Nhóm tác giả của Báo Quân đội Nhân dân đạt giải Nhất Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam 2018

Chia sẻ về lý do nhóm tác giả lại chọn thời điểm mưa bão để xâm nhập thực tế viết bài, nhà báo Lê Đông Hà bộc bạch: Được lao vào những sự kiện nổi bật là ước muốn của nhiều nhà báo. Chính vì thế phóng viên chiến trường ở nước ngoài thường phải tự bỏ tiền ra để đi vào vùng chiến sự.

Báo chí Việt Nam nói chung và báo Quân đội nhân dân nói riêng chú trọng tuyên truyền về những hoạt động giúp đỡ nhân dân vùng lũ. Sự kiện này ngoài những "yếu tố" thảm khốc, còn có những chân dung, tấm gương về tình người. Đó thật sự là những "mảnh đất mầu mỡ" để các nhà báo khai thác.

Việc chọn thời điểm lũ lụt để thực hiện chuyến công tác, chúng tôi ngoài vệt bài còn có tham vọng viết về những câu chuyện giúp dân khắc phục lũ lụt. Thực tế vào thời điểm đó, đoàn công tác của chúng tôi cũng có đưa tin viết bài về việc khắc phục hậu quả lũ lụt ở trường Chiềng Hoa A và Nậm Păm (Mường La, Sơn La), được bạn đọc quan tâm, tìm đọc.

Mới đây, Nhà báo Lê Đông Hà – đại diện nhóm tác giả đã có buổi giao lưu trực tuyến trên báo Giáo dục & Thời đại điện tử với chủ đề: “Chuyện nghề, chuyện đời với tác giả, nhân vật giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” 2018”.

Tác phẩm "Chuyện đời, chuyện nghề của giáo viên vùng cao" gồm 3 kỳ được nhóm nhà báo Quân đội nhân dân gồm: Đỗ Nam Thắng, Lê Đông Hà, Trần Duy Văn thực hiện trong chuyến đi công tác vùng cao Tây Bắc đúng dịp mưa lũ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.