Bị khàn tiếng là gì?
Bị khàn tiếng thường liên quan tới vấn đề của dây thanh quản, gọi là viêm thanh quản.
Nguyên nhân gây ra khàn tiếng
- Nhiễm virus cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm virus đường hô hấp trên
- Nói quá nhiều: Khi bạn nói quá nhiều, quá to trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến dây thanh quản, gây ra khàn tiếng.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Khi axit dạ dày trào lên trên thực quản và kích thích dây thanh quản cũng có thể gây ra khàn tiếng.
- Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến cổ họng.
- Các bệnh lý khác: Dị ứng, các vấn đề về tuyến giáp, rối loạn thần kinh, viêm khớp dạng thấp.
Các phương pháp khắc phục khàn tiếng ngay tại nhà
Hãy tập cho mình một số thói quen để giảm khàn tiếng:
- Nói ít đi trong vài ngày: Tránh nói chuyện, la hét. Cũng đừng nói thì thầm vì khi đó dây thanh quản bị căng ra có thể khiến cho tình trạng bệnh không thuyên giảm.
- Uống nhiều nước: Chất lỏng giúp làm ẩm cổ họng, tránh khô họng.
- Tránh caffein và rượu: Do uống cà phê và rượu có thể gây mất nước, làm khô cổ họng và làm trầm trọng thêm tình trạng khàn tiếng.
- Dùng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí phù hợp sẽ giúp giảm khô mũi, khô họng.
- Tắm nước nóng: Hơi nước nóng từ vòi hoa sen sẽ giúp thông thoáng đường hô hấp, cung cấp độ ẩm cho đường hô hấp trên.
- Ngừng hoặc hạn chế hút thuốc lá: Khói thuốc lá làm khô và rát cổ họng của bạn.
- Sử dụng xịt họng thảo dược: Cung cấp các chất giúp giảm khô ngứa họng, cải thiện tình trạng khàn tiếng cho bạn.
Cách trị khàn tiếng với các thực phẩm trong bếp
1. Súc miệng nước muối ấm
Bạn có thể làm dịu cổ họng bị đau rát bằng nước muối ấm. Pha ¼ đến ½ thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm. Ngậm nước ấm và súc họng rồi nhổ ra ngoài. Nước muối ấm sẽ nguội trong miệng nên hãy súc thêm một ngụm nữa và lặp lại thường xuyên nếu cần.
2. Giấm táo
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn cao nên có thể giúp chống nhiễm trùng.
3. Trà mật ong
4. Củ gừng
Gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có khả năng ngừa ho khan khó chịu thường đi kèm với khàn tiếng. Bạn có thể đập dập gừng tươi cho vào nước ấm tầm 3 – 5 phút và uống tương tự như uống trà.
5. Chanh tươi
Vỏ chanh có nhiều tinh dầu có tác dụng tiêu đờm trị khàn tiếng hiệu quả. Thêm vào đó, vitamin E trong mật ong kết hợp với vitamin C trong chanh có khả năng kháng khuẩn làm dịu cổ họng và dây thanh quản.
6. Giá đỗ
Giá đỗ có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cổ họng và giảm khàn tiếng nhanh chóng. Bạn có thể lấy một nắm giá đỗ rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước cốt. Ngậm nước giá đỗ trong miệng và nuốt từ từ khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Hoặc đơn giản bạn có thể nhai sống giá đỗ, ngậm trong họng rồi nuốt xuống.
7. Lá hẹ
Lá hẹ có chứa một số chất có thể ức chế vi khuẩn gây bệnh ở thanh quản. Vì thế có thể dùng lá hẹ để giảm khản tiếng.
Phòng ngừa khàn tiếng hiệu quả
- Ngừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc: Hít khói thuốc lá có thể gây kích ứng dây thanh quản và cũng làm khô cổ họng của bạn.
- Rửa tay thường xuyên: Khàn tiếng thường do nhiễm virus đường hô hấp. Rửa tay sẽ giúp ngừa lây lan vi trùng và giúp phòng được nhiều loại bệnh.
- Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày tương đương với 8 cốc nước 250ml mỗi ngày. Chất lỏng làm loãng dịch nhầy trong cổ họng và giữ ẩm cổ họng.
- Tránh các đồ uống gây mất nước: Uống nhiều cà phê và rượu bia có thể khiến bạn mất nước.
Xịt Họng Nhất Nhất – Giúp giảm nhanh khàn tiếng tức thời
Với các thành phần thảo dược được điều chế hài hòa, dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất giúp giảm nhanh khàn tiếng. Khi bị khàn tiếng, bạn nên xịt vào họng hằng ngày ít nhất 6 lần cách nhau từ 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác Hỗ trợ: Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản Thông tin chi tiết xem tại đây |