Hiện nay, môi trường ngày càng ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho các bệnh đường hô hấp gia tăng nhanh hơn. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển mùa, trời đột nhiên nóng hoặc lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới khản tiếng, mất tiếng, triệu chứng điển hình của viêm thanh quản.
Những yếu tố gây khản tiếng, mất tiếng
Con người phát âm được là nhờ vào thanh quản, bao gồm 2 dây thanh đới, khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói. Do đó, khi dây thanh bị kích ứng hoặc tổn thương sẽ ảnh hưởng đến giọng nói, gây khản tiếng, thậm chí là mất tiếng.
Thời tiết chuyển mùa gây nên tình trạng khản tiếng, mất tiếng
Viêm thanh quản là do lớp niêm mạc thanh quản bị viêm, dẫn tới khản tiếng, mất tiếng. Đối tượng dễ gặp phải là trẻ nhỏ hay người già do sức đề kháng kém và những người phải nói nhiều hoặc ở lâu ngoài trời do tính chất công việc.
Viêm thanh quản thường xảy ra sau đợt viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi – xoang, họng), hoặc có thể xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khản tiếng, mất tiếng đột ngột.
Ban đầu, người bệnh cảm thấy nhức đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, họng khô rát, ho khan. Tiếp đến, giọng bị khản, có lúc bị khản đặc, thậm chí là mất tiếng. Viêm thanh quản cấp nếu không được điều trị triệt để sẽ tái phát nhiều lần và dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Viêm thanh quản khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi
Biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm thanh quản
Để điều trị viêm thanh quản, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân các loại thuốc kháng sinh, giảm phù nề, giảm ho, long đờm khi có bội nhiễm. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc này sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc hoặc bị ảnh hưởng bởi một số tác dụng phụ.
Trên thực tế, bệnh nhân cũng tự trang bị cho mình những cách chữa trị đơn giản như: xông hơi, uống nước ấm pha mật ong và chanh, súc miệng bằng nước muối… Tuy nhiên, những công việc này thường tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị và không mang lại hiệu quả cao đối với những trường hợp đã bị viêm thanh quản mạn tính.