Giữa bối cảnh xung đột vũ trang leo thang trong khu vực, chính quyền Brazil đã điều binh sĩ đến biên giới Venezuela.
Trong trường hợp Quân đội Venezuela tiến hành hoạt động quân sự, ngoài Brazil, Guyana còn có thể được Mỹ và Anh hỗ trợ trong tranh chấp lãnh thổ.
Phó Tổng thống Venezuela cho biết lãnh thổ Guyana - Essequibo thuộc về đất nước của bà và sẽ không bao giờ trở thành một phần của Guyana. Venezuela dự kiến tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tuần này để quyết định tương lai của vùng lãnh thổ tranh chấp.
Theo chỉ huy Quân đội Venezuela, nước này có kế hoạch sử dụng hơn 356 nghìn quân nhân và 120 nghìn sĩ quan cảnh sát để "bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước".
Trước diễn biến trên, Bộ chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ đã cử một phần của Lữ đoàn Hỗ trợ Lực lượng An ninh số 1 tới Guyana nhằm sẵn sàng phản ứng trước nguy cơ xung đột quân sự.
Tranh chấp lãnh thổ bùng lên giữa Venezuela và Guyana. |
Theo giới quan sát, nguồn gốc của cuộc khủng hoảng bùng lên trong khu vực nên được tìm kiếm từ các sự kiện diễn ra hồi tháng 5 năm 2015, khi công ty năng lượng ExxonMobile của Mỹ công bố phát hiện các mỏ hydrocarbon lớn cách bờ biển Guyana 190 km ở khu vực vùng biển tranh chấp.
Sau khi lên nắm quyền tổng thống ở Venezuela vào năm 2014, ông Nicolas Maduro đã tuyên bố việc thăm dò địa chất ở khu vực này là bất hợp pháp, đồng thời với sắc lệnh đặc biệt của mình, đã mở rộng các yêu sách hàng hải chống lại chính quyền Guyan.
Việc phát hiện ra các mỏ dầu mới có thể làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trong khu vực và đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử gần đây của Guyana.
Theo một số chuyên gia phương Tây, trong tương lai gần Guyana có thể trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu bình quân đầu người.
Tuy nhiên khả năng quân sự của Guyana rất khiêm tốn và nước này sẽ phải dựa vào Hoa Kỳ, bởi vì cuộc chiến giành dầu mỏ ở châu Mỹ Latinh có thể không nằm trong kế hoạch trước cuộc bầu cử.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 Flanker của Không quân Venezuela. |