Nguy cơ cô đặc máu ở trẻ sốt xuất huyết

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ở giai đoạn 2 của sốt xuất huyết, trẻ có thể gặp biến chứng như: Chảy máu chân răng, mũi, đi tiểu ra máu, ra máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh. Biến chứng khác hay gặp ở trẻ là sốc, do tình trạng thất thoát huyết tương, bị cô đặc máu.

Từ ngày thứ 3 - 6 của, trẻ có thể gặp biến chứng.
Từ ngày thứ 3 - 6 của, trẻ có thể gặp biến chứng.

Số ca mắc tăng

Theo Bộ Y tế, đến ngày 4/7, cả nước ghi nhận khoảng 92.000 ca sốt xuất huyết. Con số này tăng khoảng 15.000 ca so với thống kê 10 ngày trước đó.

Bộ Y tế nhấn mạnh, hiện nay là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây. Các ca mắc tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), tính đến tuần 26 (từ ngày 24 - 30/6) thành phố ghi nhận 21.750 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 181,5% với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 346 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết đến tuần 26 là 1,6% tăng hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tuần 26, thành phố ghi nhận 2.428 ca bệnh, tăng 158 ca so với trung bình 4 tuần trước. Số ca sốt xuất huyết tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.

Trong tuần ghi nhận 1 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 11 ca. Trong tuần 26, toàn thành phố ghi nhận 175 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 98 phường, xã thuộc 19 quận huyện, thành phố Thủ Đức.

Tại Hà Nội, vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đã tiếp nhận thêm 2 bệnh nhân sốt xuất huyết có yếu tố dịch tễ từ miền Nam về. Bệnh nhân thứ nhất là bé T.M.T (4 tuổi).

Trẻ từ miền Nam ra Hà Nội được một ngày thì sốt cao liên tục, đau họng, đau mỏi người. Sau 3 ngày điều trị kháng sinh không khỏi, bệnh nhi được người nhà đưa đi thăm khám tại một phòng khám tư.

Kết quả xét nghiệm tế bào máu thấy bạch cầu và tiểu cầu giảm, nghi nhiễm bệnh máu nào đó, phòng khám chuyển bệnh nhi lên Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Tại đây, sau khi làm xét nghiệm thì phát hiện bé T. mắc sốt xuất huyết nên ngay lập tức chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân thứ hai là T.B.N (7 tuổi) từ Bình Dương ra. Sau khi về Nam Định được 4 ngày, bệnh nhi bắt đầu xuất hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người. Gia đình đưa bệnh nhi lên bệnh viện địa phương thăm khám. Kết quả xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết dengue và chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị.

Nguy cơ sốc do cô đặc máu

ThS.BS.CK2 Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), sốt xuất huyết có 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là trong 3 ngày đầu tiên. Trẻ có biểu hiện là sốt nhiều, sốt cao, dù sử dụng thuốc cũng hạ ít.

Giai đoạn này ít biến chứng nên bác sĩ thường yêu cầu đưa bệnh nhi về theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, với trẻ sốt cao có thể co giật, bác sĩ đánh giá khả năng theo dõi tại nhà khó. Bởi, người chăm sóc như ông bà, cha mẹ không đủ khả năng theo dõi biến chứng. Khi đó, cần cho trẻ nhập viện theo dõi.

Ở giai đoạn 2 (từ ngày thứ 3 - 6) tính từ ngày sốt đầu tiên là thời điểm trẻ có thể gặp biến chứng. Bệnh diễn tiến thành biến chứng xuất huyết gây chảy máu bất thường như: Chảy máu chân răng, mũi, đi tiểu ra máu, ra máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh.

Biến chứng khác hay gặp ở trẻ em là sốc, do tình trạng thất thoát huyết tương, bệnh nhi bị cô đặc máu. Giai đoạn 3 - từ ngày thứ 7 trở đi là thời điểm phục hồi. Trẻ phục hồi và bắt đầu dễ chịu, thèm ăn.

Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn 2 nguy hiểm nhất, cần quan tâm sát nhất. Ba ngày khi bị sốt, trẻ thường có biến chứng. Tuy nhiên, bác sĩ Nam cho biết, giai đoạn này dễ bị bỏ qua. Bởi, khi trẻ hết sốt, cha mẹ thường yên tâm. Song, thực tế, trong trường hợp trẻ mệt hơn, li bì, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng.

Từ ngày thứ 3, nếu trẻ hết sốt, lừ đừ, nôn ói nhiều, buồn nôn, đau bụng nhất là vùng bụng bên phải, tay chân nổi bông tím, chảy máu mũi, chân răng, đi tiêu phân đen, đỏ… bắt buộc nhập viện điều trị.

Thậm chí, dù trẻ chưa có biểu hiện này nhưng qua xét nghiệm thấy giảm tiểu cầu, cô đặc máu, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhi nhập viện can thiệp điều trị. Chuyên gia này khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không để trẻ sốc ở nhà rồi sau đó mới đưa đến bệnh viện. Bởi, khoảng thời gian đưa trẻ tới viện quá dài, có thể không an toàn.

“Với trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi, nguy cơ sốt xuất huyết nặng là cao, điều trị khó. Lý do là vì trẻ còn nhỏ, thể tích máu ít. Vấn đề giảm thể tích như cô đặc máu sẽ dẫn đến nguy cơ sốc.

Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng đáp ứng truyền dịch, cấp cứu khó khăn. Nguy cơ mắc bệnh cao vì tiểu cầu (giúp quá trình đông cầm máu) giảm rất nhanh”, ThS.BS Nguyễn Trần Nam giải thích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.