Người Trung Quốc thường mừng tuổi Tết bao nhiêu?

Trên thực tế, sự may mắn nằm ở phong bao màu đỏ, chứ không phải là số tiền bên trong nhưng người Trung Quốc thường mừng tuổi 500-2.000 tệ (1,6-6,6 triệu đồng).

Phong bao lì xì trong tiếng Quan Thoại (tiếng Hán có nhiều người sử dụng nhất và có phạm vi phân bố rộng nhất) gọi là Hongbao, còn tiếng Quảng Đông là "lee si". Ảnh: eBay.
Phong bao lì xì trong tiếng Quan Thoại (tiếng Hán có nhiều người sử dụng nhất và có phạm vi phân bố rộng nhất) gọi là Hongbao, còn tiếng Quảng Đông là "lee si". Ảnh: eBay.

Ngày nay, mọi người quá quen với việc tặng phong bao ai đó ngày Tết, bên trong kèm một chút tiền gọi là "lộc". Tuy nhiên, theo Chinahighlights, sự may mắn nằm ở mảnh giấy đỏ, chứ không phải tiền bạc bên trong. Tiền được bọc trong phong bao màu đỏ sẽ khiến người được nhận thêm hạnh phúc và phước lành. Việc mở lì xì trước mặt người tặng là điều bất lịch sự.

Người Trung Quốc gọi phong bao đỏ là Yasui Qian, mang ý nghĩa là "trấn áp ma quỷ". Những người được nhận một phong bao đỏ trong năm mới sẽ có một năm an toàn và yên ổn.

Theo truyền thống, một người bắt đầu đi làm và kiếm được tiền chính là thời điểm ngừng nhận lì xì. Thay vào đó, bạn sẽ đi "mừng tuổi" người khác, như một cách chia sẻ phước lành cho mọi người. Số tiền được để trong đó phụ thuộc vào thu nhập của mỗi người.

Người Trung Quốc có một quan niệm rằng, nếu bạn chưa kết hôn, bạn không cần phải mừng phong bao đỏ cho người khác. Còn người thân (ông bà, cha mẹ), vẫn tặng bạn phong bao đỏ trong ngày Tết, dù bạn đã có gia đình.

Đây là biểu tượng cho tình yêu, phước lành mà họ muốn dành cho bạn. Số tiền họ mừng tuổi bạn thường là 500 - 2.000 tệ (1,6 triệu - 6,6 triệu đồng).

Nguoi Trung Quoc thuong mung tuoi Tet bao nhieu? - Anh 2

Người nhận hay đưa phong bao, nếu là người ít tuổi hơn thường phải đưa hai tay khi cầm. Người nhận sẽ đáp lại bằng những lời chúc may mắn. Ảnh: InternChina.

Họ cũng thường mừng tuổi con cái của người thân, bạn bè, đồng nghiệp mình từ 50 - 200 tệ (160.000 - 660.000 đồng). Với những đứa trẻ khách, như con em người quen, hàng xóm láng giềng không phải quá thân thiết, tiền mừng khoảng 10 - 20 tệ (33.000 - 66.000 đồng).

Với nhân viên, các lãnh đạo thường mừng 100 - 1.000 tệ (330.000 - 33 triệu đồng). Số tiền này họ thường được nhận vào ngày làm việc cuối cùng trước khi nghỉ Tết Nguyên Đán.

Mọi người thường tránh để 4 tệ (13.000 đồng), 40 tệ (130.000 đồng) hay 400 tệ (1,3 triệu đồng) trong phong bì, vì số 4 tượng trưng cho cái chết.

Mọi người thường thích tặng bắt đầu bằng số 8, như 80 tệ (260.000 đồng) hay 800.000 tệ (2,6 triệu đồng), vì số 8 được coi là con số "phát tài phát lộc", tăng thêm vận may.

Tại các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, việc tặng phong bao màu đỏ không chỉ dành riêng trong dịp Tết. Mọi người còn sử dụng để tặng ai đó trong dịp đám cưới, tốt nghiệp, em bé chào đời hoặc sinh nhật. Đây là một truyền thống nhằm chúc may mắn và chia sẻ phước lành.

Khi đặt tiền mừng trong phong bao màu đỏ, mọi người sẽ chọn những tờ tiền mới, không cũ nát, nhàu nhĩ. Mừng ai đó tiền bẩn, nhăn thể hiện sự xui xẻo, không tốt đẹp. Do đó, khi gần đến Tết, rất nhiều người đã ra ngân hàng để đổi tiền cũ lấy tiền mới.

Theo VNE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...