Người tiên đoán đúng sự sụp đổ của Liên Xô nói gì về kết cục của Nga và EU?

GD&TĐ - Nga sẽ chiến thắng, còn nếu châu Âu không sớm nhận ra các nguy cơ đến từ vấn đề khủng hoảng kinh tế, người di cư…, cấu trúc của EU sẽ bị phá hủy.

Người tiên đoán đúng sự sụp đổ của Liên Xô nói gì về kết cục của Nga và EU?

Theo nhà sử học người Pháp Emmanuel Todd bình luận trong bài viết trên trang web của tờ báo Đức Berliner Zeitung, Lực lượng Vũ trang Nga đang chiếm thế thượng phong trong cuộc xung đột ở Ukraine, còn châu Âu và Mỹ đang chịu tổn thất về kinh tế và danh tiếng.

Nhận xét này rất đáng được xem trọng bởi ông Emmanuel Todd là người đã từng tiên đoán đúng sự sụp đổ của Liên bang Xô viết trước đây.

Emmanuel Todd là nhà nhân chủng học, nhà sử học, nhà tiểu luận, nhà dự báo và tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng người Pháp.

Một số tác phẩm của ông, chẳng hạn như “Ảo tưởng kinh tế” và “Sau đế chế”, đã trở thành cơ sở trong nghiên cứu khoa học xã hội.

Ông chủ yếu nghiên cứu những vấn đề mới nhất về nhân khẩu học, sự trì trệ kinh tế của các xã hội phát triển và sự sụp đổ của hệ thống chính trị thời kỳ hậu hiện đại. Năm 1976, Todd từng dự đoán đúng về sự sụp đổ của siêu cường Liên bang Xô Viết trong cuốn sách “Thất bại cuối cùng”.

Và giờ đây, nhà sử học người Pháp này đã quyết định mang lại sự tỉnh táo cho chủ nghĩa bài Nga đang tràn ngập các nước phương Tây trong cuộc phỏng vấn với ấn phẩm Berliner Zeitung của Đức, bằng cách nêu lên một xu hướng đã xuất hiện không có lợi cho phương Tây.

Todd chỉ ra rằng, phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến trực tiếp với Moscow, nhưng chủ yếu là về kinh tế và kết cục của nó là gây ra thiệt hại cho châu Âu nhiều hơn là cho Nga.

Ông cho biết, đứng đằng sau cuộc xung đột là Hoa Kỳ, quốc gia đang tìm cách chia rẽ Đức với Nga.

Vụ phá hoại tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc” (Nord Stream) là “những chiếc đinh cuối cùng” đóng lên chiếc quan tài cho mối quan hệ giữa Nga với Đức nói riêng và Liên minh châu Âu nói chung.

Nhà phân tích cũng cho rằng, nếu cuộc xung đột giữa Moscow với Kiev còn tiếp diễn, rất có thể các vùng lãnh thổ quan trọng hơn của Ukraine sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Liên bang Nga.

Ngoài ra, nhà sử học người Pháp không loại trừ một bước ngoặt xảy ra là việc thay thế giới tinh hoa cầm quyền ở Ukraine bằng những người có cảm tình với Liên bang Nga.

Ông cũng nói thẳng ra rằng, Nga làm điều này để đảm bảo an ninh của chính mình bởi Moscow không thể để người khác mang gươm đến kề vào cổ mình.

Về hậu quả của cuộc chiến, vị học giả người Pháp cho rằng, việc Ukraine thua cuộc sẽ đồng nghĩa với sự sụp đổ trong tham vọng chính sách đối ngoại của Mỹ. Tiếp theo đó có thể là sự phá bỏ trật tự thế giới đơn cực do Washington thống trị bấy lâu nay, bằng một trật tự đa cực, mà Moscow là một cực chính trong đó.

Ông cho rằng, để cải thiện tình hình hiện tại, phần lớn phụ thuộc vào phản ứng của Liên minh châu Âu và Đức, với tư cách là cường quốc hàng đầu châu lục, phải có tiếng nói quan trọng trong vấn đề chấm dứt xung đột quân sự và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Ukraine.

Nhà sử học người Pháp khẳng định, châu Âu nên khẩn trương giải quyết các vấn đề nội bộ ngày càng gia tăng của mình, thay vì tiếp tục ủng hộ Ukraine và chống Nga, điều mà sẽ giúp người Mỹ chứ không phải người châu Âu được hưởng lợi nhiều nhất.

Ông tin rằng, nếu Đức và Liên minh châu Âu không sớm nhận ra nguy cơ này, các cuộc khủng hoảng kinh tế, vấn đề người di cư từ Trung Đông và Bắc Phi, cùng với các cuộc khủng hoảng khác đang gia tăng ở các quốc gia thuộc Lục địa Già, cuối cùng có thể sẽ sớm phá hủy cấu trúc của EU.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cảm giác hưng phấn là một chức năng tự nhiên của cơ thể. (Ảnh: ITN)

8 lý do khiến bạn muốn 'yêu'

GD&TĐ - Hầu hết chúng ta bắt đầu cảm thấy hưng phấn khi bước vào tuổi dậy thì và đương nhiên, việc có cảm xúc tình dục là điều hoàn toàn bình thường.

Ông Phạm Văn Quang đi xác minh hoàn cảnh học sinh để hỗ trợ.

'Già làng khuyến học' đất Cà Mau

GD&TĐ - 77 năm tuổi đời, ông Phạm Văn Quang đã có 30 năm gắn bó với công tác khuyến học, khuyến tài tại huyện Thới Bình (Cà Mau).

Sinh viên năm thứ nhất ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng với buổi học nhập môn tại Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, TP Đà Nẵng. Ảnh: NTCC

Giữ sinh viên ở lại với nghề

GD&TĐ - Để SV năm thứ nhất hứng thú trong học tập, nhiều trường học đã có những hoạt động dạy - học gắn với thực tế tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất…