Người thầy đam mê nông nghiệp công nghệ cao

GD&TĐ - Đạt giải tại Cuộc thi “Sáng tạo khởi nghiệp ĐHQG Hà Nội 2017” bằng ý tưởng “Module điều khiển và giám sát các thông số môi trường phục vụ trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao" là dấu ấn quan trọng của hai thầy trò - TS Bùi Đình Tú và sinh viên Trần Văn Hiệp khóa K58V, Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano - Trường ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội.

Người thầy đam mê nông nghiệp công nghệ cao

Bắt đầu từ đam mê

Ngay từ khi còn đi học, TS Bùi Đình Tú đã có niềm đam mê với nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Chính niềm đam mê ấy đã thôi thúc TS Bùi Đình Tú làm nghiên cứu và thực hiện các đề tài mang tính thực tế phục vụ cộng đồng ngay khi còn đang đi học.

Vì vậy, khi được Trường ĐH Công nghệ và Khoa Vật lý KT&CNNN đầu tư xây dựng phòng nghiên cứu ứng dụng thực hành, TS Bùi Đình Tú đã bắt đầu thực hiện mong ước được ấp ủ từ lâu. Từ đó anh có thể giúp sinh viên kết nối những ý tưởng với bài toán thực tế, phù hợp với giảng dạy và sự phát triển của xã hội.

Nghĩ là làm, đầu năm 2016, TS Bùi Đình Tú đã tập hợp sinh viên thực hiện nghiên cứu nhưng có thời điểm nhiều sinh viên bỏ cuộc vì không đủ niềm đam mê để tiếp tục. Những bạn còn lại đã thể hiện được niềm yêu thích thực sự với nghiên cứu khoa học, mong muốn đóng góp một phần trí tuệ của mình cho xã hội.

Biến ý tưởng thành sản phẩm khoa học

Trong quá trình thực hiện ý tưởng, TS Đình Tú đã phải đi khảo sát nhiều nơi có thế mạnh về nông nghiệp cao như Đà Lạt, Lâm Đồng... anh đã phát hiện ra thứ họ cần trong nông nghiệp là hệ thống chiếu sáng cho cây.

Ban đầu, anh phải ra chợ Trời tìm những bóng đèn led để thực nghiệm bằng cách tự trồng cây và tự chiếu sáng. Nhưng sau rất nhiều thử nghiệm và thất bại, tìm tòi nghiên cứu, tìm hiểu trong nước và quốc tế, cuối cùng, anh phải đặt mua thiết bị từ bên Mỹ về. Đây là bước ngoặt trong việc nghiên cứu.

TS Bùi Đình Tú cho biết: Theo như khảo sát, hiện nay, một hệ thống quan trọng luôn được áp dụng trong việc sản xuất nông nghiệp là hệ thống chiếu sáng bắt cây thức, để kéo dài ngày tăng trưởng của cây. Do đó, anh cho rằng phải có các module vừa kiểm soát được các thông số môi trường như độ ẩm không khí, độ pH... vừa phải kiểm soát được một thông số vô cùng quan trọng mang tính quyết định là thông số ánh sáng chiếu cho cây. Mỗi cây trồng sẽ phát triển dưới một điều kiện ánh sáng nhất định. Việc chiếu sáng giống nhau như hiện nay không mang lại hiệu suất cao, gây lãng phí. Điều thuận lợi là Khoa VLKT&CNNN lại có nhóm nghiên cứu mạnh về thiết bị quang, ngay sau đó anh đã phân tích để biết nhu cầu chiếu sáng của từng cây và tích hợp vào hệ thống chiếu sáng do mình thiết kế. So với hệ thống nước ngoài thì hệ thống này đã tích hợp được điều kiện môi trường của Việt Nam nên rất thích hợp với nền nông nghiệp của nước ta và sản phẩm hoàn toàn do người Việt tạo ra.

Cũng theo TS Bùi Đình Tú, hiện nay, nền nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là quy mô hộ gia đình, trang trại nhỏ. Trong lúc đó lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng viễn thông và mạng Internet là khá tốt, vì vậy ý tưởng của nhóm là xây dựng các module điều khiển áp dụng công nghệ khoa học kết hợp với mạng Internet. Thiết bị sẽ có một hoặc nhiều

module tùy theo độ phức tạp của thành phần, quy mô sản xuất nông nghiệp, trong đó bao gồm các module cảm biến như cảm biến cường độ ánh sáng, độ ẩm không khí, nhiệt độ, độ pH, có khả năng hiển thị, điều khiển từ xa thông qua kết nối Internet, mạng GSM… tùy theo nhu cầu sử dụng khách hàng có thể lựa chọn, hoặc được tư vấn để lựa chọn các module phù hợp.

TS Bùi Đình Tú hi vọng với niềm đam mê nghiên cứu của các nhà khoa học cùng với sự quan tâm đúng đắn của Chính phủ, lãnh đạo nhà trường, Trường ĐH Công nghệ thuộc Trường ĐHQG Hà Nội sẽ có ngày càng nhiều các sản phẩm hữu ích cho cộng đồng, đóng góp trí tuệ vào việc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.