Người sử dụng lao động cần gì ở sinh viên sư phạm

GD&TĐ - Những nhà sử dụng lao động đã và đang cần gì, nghĩ gì về chất lượng sinh viên sư phạm, những nhà lao động chuyên nghiệp, chân chính, trong tương lai? Đấy là vấn đề đã và đang được toàn xã hội quan tâm rất nhiều trong tình hình mới hiện nay.

Người sử dụng lao động cần gì ở sinh viên sư phạm

Tăng cường công tác giáo dục truyền thông cho sinh viên

Nhà sử dụng lao động nhìn chung rất hài lòng với những người lao động mà các cơ sở đào tạo cung cấp. Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay, người lao động cần được trang bị thêm kiến thức và kĩ năng truyền thông.

Việc truyền thông mang một lợi ích rất thiết thực cho người sử dụng lao động. Chính nhờ kiến thức và kĩ năng này làm các cơ sở giáo dục được phát triển, và giữ được thương hiệu bền vững.

Một người lao động có kĩ năng truyền thông tốt thì chắc chắn dần dần chất lượng lao động của ngay bản thân họ cũng sẽ tốt. Không chỉ thế mà còn nhanh chóng lan toả đến xung quanh một cách tích cực. Nói được sẽ làm được, làm không được tất nhiên học sẽ không dám nói. Và chính đặc tính này đã giúp cho các cơ sở giáo dục được phát triển và giáo dục mới luôn giữ được vị trí hàng đầu.

Mở rộng tầm nhìn – khai nhãn - từ những kinh nghiệm sống

Tăng cường thêm các buổi hội thảo, toạ đàm, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức thực tiễn, chia sẻ cách thức thực hiện trong công việc với những chuyên gia, những nhà sử dụng lao động danh giá, những người lao động giàu kinh nghiệm, hiệu quả, tâm huyết.

Thông qua những buổi giao lưu ấy sinh viên sẽ được “khai nhãn”. Các em được mở rộng tầm mắt. Những mơ ước lại được sinh sôi, nhiều định hướng cũng sẽ được phát sinh. Từ những mơ ước, quyết tâm phải đạt được các em sẽ có những hoạch định, sáng tạo hơn trong cách nghĩ, cách làm.

Cũng từ những buổi giao lưu ấy sẽ rèn luyện cho các em nhiều kĩ năng mềm cần thiết: Ứng phó được với những sợ hãi trước khi thực hiện công việc; nâng dần kĩ năng giao tiếp và giao tiếp hiệu quả vì cần phải trao đổi thêm với những diễn giả để mở rộng hiều biết; kĩ năng xử lí, phân loại, chắt lọc những thông tin cũng theo đó mà hình thành và phát triển,…

Nhiều kiến thức các em đã được học cũng sẽ được trải nghiệm ngay trong những buổi chia sẻ ấy. Những lo lắng sợ sệt về chất lượng bản thân dần được loại trừ, các em tự tin hơn và sẽ năng động trải nghiệm nhiều hơn. Những nhà lao động trong tương lai biết cách tự khẳng định mình và thể hiện mình tốt nhất, sẵn sàng ứng phó và nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi nhanh của môi trường, của cuộc sống.

Tăng cường thời lượng thực hành, thực tập cho sinh viên

Thời lượng thực hành của sinh viên trong các cơ sở đào tạo đã được lãnh đạo các cơ sở sử dụng lao động quan tâm và đề xuất. Chương trình đào tạo của các cơ sở cần tăng thời lượng thực hành nhiều hơn với những lí giải như sau:

Nhìn lại chương trình đào tạo từ xa các năm trước, tất cả đều công nhận rằng: Chương trình đã mang lại một nguồn lao động rất dồi dào, tích cực và hiệu quả. Thời gian theo học lý thuyết tại trường ít nhưng đủ để trang bị những kiến thức cho công việc giảng dạy của mình. Được thực hành nhiều, trải nghiệm thực tế đúng ba năm học, sinh viên được thực hành, được tiếp cận và trải nghiệm trực tiếp trên nhiều đối tượng học sinh. Khi chính thức rời khỏi môi trường sư phạm, thoát li sự theo dõi, giám sát của cơ sở đào tạo thì tay nghề rất vững chắc và đạt chất lượng, đạt yêu cầu của ngành sư phạm nói chung, đáp ứng được nguyện vọng của địa phương.

Những giáo viên được theo học lớp sư phạm nhiều công đoạn trước đây đã thành công rất cao trong sự nghiệp của mình đấy cũng nhờ đến chương trình đào tạo thiên về thực hành hơn là lí thuyết.

Nhìn rộng hơn các lĩnh vực xung quanh, những ngành nghề liên quan như ngành Y tế, ngành giao thông vận tải,… thời gian thực hành của ngành nghề luôn chiếm hơn nửa thời lượng của chương trình.

Trong tình hình mới hiện nay, ngành Giáo dục lại phải đứng trước nhiều thách thức của các vấn nạn: Bạo lực học đường, nạn bạo hành trẻ em, xâm hại tình dục, nâng điểm theo tình cảm, yêu cầu… Bên cạnh đó còn có rất nhiều tư tưởng lệch lạc, thiếu tự chủ ở rất nhiều giáo viên, nhất là những người có tay nghề non trẻ. Điều này phải chăng do sự tiếp cận trực tiếp với đối tượng được giáo dục quá ít? Phải chăng do sự thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, không thấu hiểu, đồng cảm đối tượng trực tiếp của mình? Phải chăng do thời gian tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần giáo dục quá ít?

Tất cả cho thấy thời lượng thực hành rất cần được mở rộng trong đào tạo sư phạm. Thời lượng thực hành ít nhất là 2 năm. Khi sinh viên được đồng hành cùng giáo viên đúng lớp xuyên suốt trong khoảng thời gian ấy các em sẽ nhận ra rất nhiều điều từ công việc, thấu hiểu và chỉnh sửa hành vi của mình một cách tích cực và hiệu quả từ các đối tượng học sinh mà các em đã được tiếp cận. Điều này cũng bổ trợ rất tích cực cho việc kiểm nghiệm lại những thông tin, bài học từ lí thuyết.

Trong thời gian thực hành này, các em rất cần đến sự giám sát, giúp đỡ từ các cơ sở đào tạo. Các em cần được tập họp lại để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau tháo gỡ những tình huống sư phạm đã xảy ra từ nhiều phía. Như vậy các em đã được nâng dần kĩ năng xử lí, ứng phó,… tay nghề trở nên vững vàng hơn, thích thú, yêu và đam mê với nghề hơn.

Cần có những liên kết tích cực để đãi ngộ cho sinh viên

Các cơ sở đào tạo cần quan tâm đến đầu ra cho sinh viên sư phạm. Việc làm của sinh viên là thước đo đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở. Khi sinh viên ra trường được những nhà sử dụng lao động (không chỉ trong các cơ sở giáo dục, trong ngành giáo dục) đón tiếp, các em được bố trí công việc phù hợp cộng đồng sẽ có cách nhìn tích cực hơn về ngành sư phạm.

Cần tăng cường hơn công tác liên kết để đãi ngộ việc làm, giải quyết đầu ra cho các em. Học ngành sư phạm không nhất thiết phải làm trong ngành sư phạm. Chương trình đào tạo của ngành sư phạm đã giúp em am hiểu nhiều lĩnh vực, rèn luyện nhiều kĩ năng. Nếu như các em được bồi dưỡng, trải nghiệm thêm một công việc, một cách làm nào đó thì không phải là chuyện khó khăn gì. Một người lao động có kĩ năng sư phạm nhất định họ sẽ thành công trong công việc mà họ phụ trách.

Việc tuyên truyền chương trình đào tạo của các cơ sở, việc phối hợp, liên kết với cơ sở, ngành nghề,… để giúp sinh viên có công việc tốt, ổn định là điều rất cần thiết. Đãi ngộ sinh viên là tự đãi ngộ mình. Đấy cũng chính là sự thành công, của các cơ sở đào tạo, của ngành sư phạm.

Qua những ý tưởng trên cho thấy: Việc tham khảo, lắng nghe ý kiến một cách tích cực từ phía những nhà sử dụng lao động là rất cần thiết. Những định hướng tốt, những chuyển biến trong mọi hoạt động của các cơ sở cũng từ đó mà ra và thương hiệu bền vững của ngành nghề đào tạo cũng được thiết lập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.