Người sống trên sao Hỏa sẽ chết oan vì “quan hệ” với người Trái đất?

GD&TĐ - Những người đầu tiên trên sao Hỏa sớm sẽ trở nên mỏng manh để có thể tiếp xúc trai gái với người Trái đất. Đây là tuyên bố của một nhà khoa học, người tin rằng nhân loại di cư sang sao Hỏa sẽ trở thành người đột biến.

Mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa.
Mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa.

Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA đang nuôi tham vọng cho con người đặt chân lên sao Hỏa trong thập kỷ 30 của thế kỷ này với mục đích thiết lập thuộc địa vĩnh viễn trên hành tinh Đỏ.

Theo ông Scott Solomon, Giáo sư của Đại học Rice cho biết, những người định cư trên sao Hỏa sẽ phải sống sót qua nhiệt độ ngột ngạt và bức xạ chết người trên hành tinh này - một trải nghiệm có thể tước bỏ hoàn toàn nhân tính của họ.

Ông trao đổi với Inverse rằng DNA của người sống trên sao Hỏa sẽ nhanh chóng biến đổi để giúp họ sinh tồn trong các điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Theo thời gian, họ sẽ phát triển lớp da chống ung thư để sống sót qua được bức xạ mặt trời và phần xương trở nên dày hơn để đối phó với điều kiện trọng lực thấp của hành tinh này.

Trên hết, cư dân sẽ không còn tiếp xúc với hầu hết các loại vi khuẩn và virus được tìm thấy trên Trái đất, điều này vô hiệu hóa hệ thống miễn dịch của họ.

Theo GS Solomon, một nhà sinh vật học tiến hóa, thực dân sao Hỏa sẽ trở thành người siêu đột biến chỉ sau khoảng 2 thế hệ. “Sự tiến hóa nhanh hơn hay chậm hơn tùy thuộc vào mức độ lợi thế của việc có đột biến nhất định”, ông cho biết.

“Nếu một đột biến xảy ra đối với những người sinh sống trên sao Hỏa và nó mang lại cho họ 50% lợi thế sống sót thì đó là một lợi thế rất lớn, phải không? Và điều đó có nghĩa là những cá thể đó sẽ truyền những gen đó với tốc độ cao hơn nhiều so với những người chưa có”.

Ông nói thêm rằng, việc tiếp xúc với người Trái đất có thể trở nên nguy hiểm đối với người sao Hỏa. Không có hệ thống miễn dịch, họ sẽ nhanh chóng gục ngã trước bất kỳ căn bệnh nào mà bạn tình của họ từ Trái đất mang theo.

Đây là tất cả các vấn đề mà NASA sẽ phải xem xét trong khi chuẩn bị cho con người đặt chân lên Mặt trăng vào năm 2024, trước khi lên sao Hỏa vào năm 2033.

Cơ quan vũ trụ này đã đầu tư tiền vào các nghiên cứu về những ảnh hưởng lâu dài của các chuyến du hành vũ trụ.

Một nghiên cứu ở Đức đã chứng kiến việc những người tham gia được trao 14.000 bảng chỉ để ngồi trên giường và xem TV trong hai tháng. Các nhà khoa học đang thử nghiệm xem trọng lực thấp trong thời gian dài của các chuyến bay không gian ảnh hưởng thế nào lên cơ thể người.

Theo Foxnews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.