Người Lào đón Tết Bunpimay trên Tây Nguyên

GD&TĐ - Mặc dù sống xa quê hương, nhưng mỗi năm khi đến dịp Tết cổ truyền, người Lào ở mọi lứa tuổi, tầng lớp đều chuẩn bị cho mình những bộ quần áo truyền thống để vui Tết Bunpimay trên mảnh đất Tây Nguyên.

Những cô gái Lào duyên dáng trong điệu múa Lăm Vông.
Những cô gái Lào duyên dáng trong điệu múa Lăm Vông.

Từ ngày 13-15/4 hàng năm, người Lào tại Buôn Đôn nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung lại xúng xính váy áo đến vui Tết Bunpimay. Năm nay, Tết Lào được tổ chức tại Khu du lịch nông nghiệp Yok Mry (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk).

Huyện Buôn Đôn, nơi tập trung hơn 220 nhân khẩu là người Việt gốc Lào sinh sống với những phong tục tập quán đặc sắc vẫn còn lưu giữ. Theo những người Lào sinh sống tại đây, Tết Bunpimay có ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật.

Bắt đầu buổi lễ là lễ “Dâng quà”, “Nhận quà”, mọi người mong muốn cầu cho gia đình có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong năm mới. Kế đến là Lễ hội hoa đăng, mọi người cùng thả bè, thả đèn hoa đăng để xả những cái xui, cái xấu xa trôi theo dòng nước.

Vào những ngày này, người Lào thường dùng nước thơm, gồm: nước, nghệ, dầu thơm và cánh hoa đoọc khun (hoa bò cạp vàng), loài hoa vàng duyên dáng nở rộ khắp nơi trên đất Lào, để tắm Phật. Sau khi tắm phật xong mọi người sẽ lấy nước này té lên người để trừ tà, chữa bệnh, gột rửa những điều xấu xa và cầu mong được sống lâu, khỏe mạnh.

Khi đã tắm Phật xong tất cả tập trung lại xin sư thầy “buộc chỉ cổ tay” bằng những sợi chỉ đã được kết bằng nhiều màu nhằm cầu cho mình sức khỏe dồi dào, may mắn, bình yên và hạnh phúc trong năm mới, còn với nam nữ thanh niên chưa lập gia đình thì buộc chỉ với mong muốn cầu duyên được như ý muốn.Theo phong tục của người Lào thì sợi chỉ phải được giữ trên tay suốt 3 ngày mới tháo ra, khi đó may mắn mới đến với họ trong cả năm.

Bên cạnh đó, người Lào còn rủ nhau đắp núi cát, trang trí đèn hoa, cờ đuôi nheo, cờ phướn 12 con giáp và chỉ ngũ sắc dâng lên các nhà sư để tỏ lòng thành kính, cầu nguyện sang năm mới sẽ được phước lành nhiều như những hạt cát trên núi.

Khi đã xong các phần lễ, từ người già đến trẻ nhỏ hòa mình vào điệu múa Lăm Vông, té nước vào nhau để cầu mong may mắn, mọi điều tốt lành sẽ đến với họ trong năm mới. Theo quan niệm của người Lào, ai càng được té nhiều nước thì càng may mắn, hạnh phúc…

Tết Bunpimay không chỉ là dịp bà con nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm lao động vất mà còn là hoạt động rất quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào Lào. Tại đây mọi người có thể thoải mái vui chơi, ăn những món ăn truyền thống, đặc biệt giúpkhăng khít tình cảm các dân tộc anh em.

Một số hình ảnh tại Tết Bunpimay:

Tết Bunpimay của người Lào được tổ chức từ ngày 13-15/4 hàng năm.
Tết Bunpimay của người Lào được tổ chức từ ngày 13-15/4 hàng năm. 
 
Không chỉ người Lào trên đất Tây Nguyên đón Tết Bunpimay mà nhiều dân tộc anh em khác cũng đến cùng chung vui.
Không chỉ người Lào trên đất Tây Nguyên đón Tết Bunpimay mà nhiều dân tộc anh em khác cũng đến cùng chung vui. 
Các sư thầy và người dân thả hoa đăng để xua đuổi điều xấu, điều xui xẻo.
Các sư thầy và người dân thả hoa đăng để xua đuổi điều xấu, điều xui xẻo. 
Sư thầy dùng nước, nghệ, dầu thơm và cánh hoa đoọc khun (hoa bò cạp vàng), loài hoa vàng duyên dáng nở rộ khắp nơi trên đất Lào để tắm Phật.
Sư thầy dùng nước, nghệ, dầu thơm và cánh hoa đoọc khun (hoa bò cạp vàng), loài hoa vàng duyên dáng nở rộ khắp nơi trên đất Lào để tắm Phật. 
Mọi người đến tham dự Tết Bunpimay xin “buộc chỉ cổ tay” cầu sức khỏe dồi dào, may mắn, bình yên và hạnh phúc trong năm mới.
Mọi người đến tham dự Tết Bunpimay xin “buộc chỉ cổ tay” cầu sức khỏe dồi dào, may mắn, bình yên và hạnh phúc trong năm mới. 
Mọi người rủ nhau đắp núi cát, trang trí đèn hoa, cờ đuôi nheo, cờ phướn 12 con giáp để cầu nguyện sang năm mới sẽ được phước lành nhiều như những hạt cát trên núi.
Mọi người rủ nhau đắp núi cát, trang trí đèn hoa, cờ đuôi nheo, cờ phướn 12 con giáp để cầu nguyện sang năm mới sẽ được phước lành nhiều như những hạt cát trên núi. 
Mọi người té nước vào nhau để mong năm mới với những điều mới mẻ, may mắn.
Mọi người té nước vào nhau để mong năm mới với những điều mới mẻ, may mắn. 
Trẻ nhỏ cũng hào hứng tham gia té nước cùng mọi người.
Trẻ nhỏ cũng hào hứng tham gia té nước cùng mọi người. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ