Người giàu hủy kế hoạch du học

Người giàu hủy kế hoạch du học
Trước kia, Mitch Alece Tan cho rằng chất lượng cuộc sống và dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các nước phương Tây tốt hơn Trung Quốc rất nhiều nên muốn cho con đến sinh sống. 

"Tuy nhiên, quan điểm này của tôi đã thay đổi. Tôi không còn muốn con du học và định cư nữa", cô nói.

Cũng như Tan, nhiều phụ huynh giàu có muốn con du học, định cư ở các quốc gia phát triển của châu Âu, Mỹ cũng xem xét lại kế hoạch của mình, đặc biệt là những người có con ở độ tuổi vị thành niên vì "không còn tin tưởng nước ngoài".

Gou Hua, một người giàu có ở Thâm Quyến cho biết, cô không thể làm gì ngoài lo lắng cho con trai, người sắp nhập học Đại học California (Mỹ) vào mùa thu năm nay. 

"Nếu không du học bây giờ, tôi không chắc liệu thằng bé có giành được cơ hội này trong vài năm nữa hay không nên vẫn đành để con đi. Tuy nhiên, nếu có bất cứ chuyện gì, tôi sẽ đón con về nước ngay lập tức", cô nói.

Tương tự, Jade Zheng, người điều hành một quán cafe ở Thâm Quyến, cũng định cho con trai 7 tuổi đến Canada học THCS để thích nghi với môi trường phương Tây từ nhỏ. 

Thế nhưng Covid-19 tác động tới kinh tế của gia đình cũng như cảm thấy không phải lúc nào ở nước ngoài cũng an toàn nên Jade quyết định cho con học trong nước ít nhất đến khi tốt nghiệp trung học.

"Nếu con cái chúng ta trở thành người nhập cư mới, liệu chúng có mắc kẹt và bị bỏ mặc tại nước ngoài như nhiều trường hợp đã xảy ra khi Covid-19 bùng phát? Ai có thể đảm bảo rằng chúng sẽ không bị kỳ thị hay bị phân biệt chủng tộc?", Jade nói, khẳng định cô sẽ nghiêm túc cân nhắc lại kế hoạch cho con du học Canada.

Người giàu hủy kế hoạch du học ảnh 1
Sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp Đại học Columbia, New York, Mỹ. Ảnh: Xinhua.

Việc hàng loạt bố mẹ hủy kế hoạch du học và định cư của con được cho là kết quả từ việc một số quốc gia phát triển ở châu Âu và châu Mỹ chống dịch chưa hiệu quả.

Theo Viện chính sách di cư có trụ sở tại Mỹ, năm 2017, thế giới có 258 triệu người di cư, trong đó 10 triệu đến từ Trung Quốc. 

Trong cuộc khảo sát năm 2018 được thực hiện bởi Hurun Report và Visas Consulting, 224 nhà đầu tư Trung Quốc thấy rằng Mỹ là điểm đến di cư hấp dẫn nhất, sau đó là Anh, Ireland, Canada và Australia.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, năm 2019 hơn 660.000 sinh viên nước này du học, tăng 8,8% so với một năm trước đó. 

Các cuộc khảo sát cũng cho thấy giáo dục là lý do hàng đầu cho việc di cư, tiếp theo là sinh thái, an ninh lương thực, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội và an toàn tài sản.

Theo vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.