Người dân Hà Tĩnh dựng nêu đón Tết

GD&TĐ - Đã thành lệ, hàng năm cứ vào dịp 23 tháng Chạp, người dân Hà Tĩnh lại tất bật dựng nêu đón Tết. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống được người dân Hà Tĩnh gìn giữ trong nhiều năm qua.

 Người dân Hà Tĩnh dựng nêu đón Tết
Những ngày này, khắp các con đường từ nông thôn đến thành thị tại Hà Tĩnh đều bắt gặp những cây nêu đủ màu sắc rực rỡ. Từ lâu dựng nêu đón Tết đã trở thành hoạt động văn hóa của người dân mỗi dịp Tết đến xuân về.
Những ngày này, khắp các con đường từ nông thôn đến thành thị tại Hà Tĩnh đều bắt gặp những cây nêu đủ màu sắc rực rỡ. Từ lâu dựng nêu đón Tết đã trở thành hoạt động văn hóa của người dân mỗi dịp Tết đến xuân về.
Bắt đầu từ ngày 22 tháng Chạp, người dân đã chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để dựng nêu. Cây nêu thường được chọn từ những cây tre dài, có dáng thẳng đứng từ 5-8m.
Bắt đầu từ ngày 22 tháng Chạp, người dân đã chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để dựng nêu. Cây nêu thường được chọn từ những cây tre dài, có dáng thẳng đứng từ 5-8m.
Ngoài tre, người dân còn chuẩn bị thêm lá đùng đình để trang trí xung quanh. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, loại lá này đang được bán nhộn nhịp tại các khu vực chợ với giá từ 5.000 đồng - 7.000đồng/cành.
Ngoài tre, người dân còn chuẩn bị thêm lá đùng đình để trang trí xung quanh. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, loại lá này đang được bán nhộn nhịp tại các khu vực chợ với giá từ 5.000 đồng - 7.000đồng/cành.
Để nêu được dựng đúng ngày, từ tối 22 tháng Chạp nhiều gia đình đã bắt tay trang trí. Muốn làm được những cây nêu chuẩn, chi phí lên đến tiền triệu, người làm cũng phải nghiên cứu, thiết kế khéo léo.
Để nêu được dựng đúng ngày, từ tối 22 tháng Chạp nhiều gia đình đã bắt tay trang trí. Muốn làm được những cây nêu chuẩn, chi phí lên đến tiền triệu, người làm cũng phải nghiên cứu, thiết kế khéo léo. 
Theo đó, lá đùng đình sau khi mua về sẽ tuốt lá, trang trí xung quanh thân tre. Ngoài ra, người dân cũng thường mua bóng đèn nháy cuốn từ ngọn đến cuối thân tre, tạo sự rực rỡ cho cây nêu trong những ngày Tết.
Theo đó, lá đùng đình sau khi mua về sẽ tuốt lá, trang trí xung quanh thân tre. Ngoài ra, người dân cũng thường mua bóng đèn nháy cuốn từ ngọn đến cuối thân tre, tạo sự rực rỡ cho cây nêu trong những ngày Tết.
Dùng băng dính cố định dây điện vào thân nêu
Dùng băng dính cố định dây điện vào thân nêu
Ngày nay, việc dựng cây nêu không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn được người dân gắn thêm đèn led trang trí để cây nêu đẹp hơn, lộng lẫy hơn, đặc biệt là vào ban đêm.
 Ngày nay, việc dựng cây nêu không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn được người dân gắn thêm đèn led trang trí để cây nêu đẹp hơn, lộng lẫy hơn, đặc biệt là vào ban đêm. 
Đầu ngọn của cây nêu được gắn ngôi sao năm cánh cùng lá cờ Tổ quốc hoặc đèn lồng, tạo nên ý nghĩa và tinh thần đoàn kết, thêm niềm tự hào của dân tộc. Trong ảnh, người dân tại thôn Liên Thanh (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) dựng nêu đón Tết.
Đầu ngọn của cây nêu được gắn ngôi sao năm cánh cùng lá cờ Tổ quốc hoặc đèn lồng, tạo nên ý nghĩa và tinh thần đoàn kết, thêm niềm tự hào của dân tộc. Trong ảnh, người dân tại thôn Liên Thanh (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) dựng nêu đón Tết.
Cây nêu sẽ được dựng cố định trước cổng nhà với ý nghĩa thờ phụng thần linh, vong hồn tổ tiên, trừ ma quỷ và xua đuổi những điều xấu xa của năm cũ.

Cây nêu sẽ được dựng cố định trước cổng nhà với ý nghĩa thờ phụng thần linh, vong hồn tổ tiên, trừ ma quỷ và xua đuổi những điều xấu xa của năm cũ.

Trong phong tục của người Việt, ngày dựng cây nêu là ngày 23 tháng chạp và ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu. Theo quan niệm của người dân, “pháo thì kêu, nêu thì cao”, cây nêu Tết càng cao, càng sáng lung linh thì càng đẹp.

  Trong phong tục của người Việt, ngày dựng cây nêu là ngày 23 tháng chạp và ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu. Theo quan niệm của người dân, “pháo thì kêu, nêu thì cao”, cây nêu Tết càng cao, càng sáng lung linh thì càng đẹp.

Theo đại diện Công ty Điện lực Hà Tĩnh, dựng cây Nêu ngày Tết là phong tục tốt đẹp từ bao đời nay và được các thế hệ gìn giữ, phát huy. Tuy nhiên, thân cây nêu thường được làm bằng cây tre hoặc bằng ống tuýp sắt, cao từ 5 - 6m, ngọn cây được lắp các loại đèn led và đèn nháy... và đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến các vụ chạm chập vào đường dây điện do cây quá cao, vật liệu dễ truyền dẫn điện.

Những năm trước, đã từng có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên địa bàn do một số người dân chủ quan, bất chấp nguy hiểm leo trèo lên các cột điện để treo cờ, khẩu hiệu không có thiết bị bảo hộ hoặc dựng, hạ cây nêu vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện, không thực hiện theo quy định và khuyến cáo của ngành Điện.

Để đảm bảo an toàn điện dịp trước, trong và sau Tết, Công ty Điện lực Hà Tĩnh khuyến cáo người dân không dựng cây, cột, cọc trang trí và không xây dựng công trình, nhà ở, mang vác đồ vật, sử dụng cần cẩu, phương tiện… trong hành lang an toàn lưới điện hoặc hai bên đường dây điện cao thế vi phạm khoảng cách an toàn.

Ngoài ra, người dân không sử dụng công trình lưới điện vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với ngành Điện; không trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn. Đặc biệt, khi phát hiện tai nạn điện, cột điện bị đổ, gãy, dây điện bị đứt... người dân không được đến gần, tìm cách rào chắn, canh gác và liên hệ với điện lực địa phương để xử lý kịp thời. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ