Người dân Đắk Lắk dầm mình trong nước mưa gặt lúa chạy lũ

GD&TĐ - Do ảnh hưởng của bão số 5, 2 ngày qua, một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk có mưa lớn, gây ngập lụt cục bộ. Nhiều diện tích lúa bị ngập sâu, người dân phải dầm mình trong nước mưa để thu hoạch lúa chạy lũ.

Người dân xã Đắk Liêng dầm mình trong nước mưa gặt lúa.
Người dân xã Đắk Liêng dầm mình trong nước mưa gặt lúa.

Chiều 11/9, ông Nguyễn Viết Quang - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa to từ ngày 7/9 và hai ngày qua do ảnh hưởng của bão số 5, lượng mưa càng tăng cao.

Hiện nước từ thượng nguồn đang đổ nhanh về huyện theo sông Krông Na và các suối lớn như Đắk Phơi, Đắk Liêng. Tính đến chiều 11/9, toàn huyện có 230 ha lúa bị ngập, tập trung ở 3 xã Đắk Liêng, Buôn Triết, Buôn Tría. Cơ quan chức năng dự kiến diện tích lúa bị ngập sẽ còn tăng nhanh.

“Để chủ động giảm thiểu thiệt hại, UBND huyện đã khuyến cáo bà con nông dân tập trung thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Phòng Nông nghiệp cũng đã phối hợp với UBND các xã buôn Tría, buôn Triết và Đắk Liêng thực hiện thống kê những diện tích thiệt hại để có cơ sở hỗ trợ theo Nghị định 02 năm 2017 của Chính phủ”- ông Quang nói.

Người dân xã Đắk Liêng dầm mình trong nước mưa gặt lúa chạy lũ.

Người dân xã Đắk Liêng dầm mình trong nước mưa gặt lúa chạy lũ.

Tại cánh đồng thôn Hoà Bình 2, xã Đắk Liêng (huyện Lắk), nằm cạnh một nhánh phụ của sông Krông Na, khoảng 70ha lúa của bà con hầu như đã ngập trong nước lũ. Người dân trong thôn và các buôn lân cận đang hối hả, chạy đua với thời tiết để cứu lúa.

Bì bõm trong ruộng nước, anh Phạm Minh Việt cho biết, nước lên quá nhanh, người dân không kịp trở tay. Dù đã huy động hết anh em, họ hàng trong hai ngày qua nhưng cũng không thể gặt kịp diện tích hơn 1ha lúa.

“Nhà tôi chưa gặt kịp, nước lên nhanh quá, mới hai ngày hai đêm mà không kịp, giờ ngập gần hết bông lúa rồi. Từ sáng hôm qua tới giờ phải gặt cả ngày đêm, mưa gió cũng phải gặt luôn. Lúa xanh như vậy, chín được nửa bông cũng phải gặt, chứ để đó ngập lên cũng hư hết”, anh Minh nói.

Người dân huy động tối đa nhân công trong gia đình để gặt lúa.

Người dân huy động tối đa nhân công trong gia đình để gặt lúa.

Đứng từ xa nhìn mảnh ruộng ngập quá nửa trong nước, bà Bùi Thị Tường, thôn Hoà Bình 2 (xã Đắk Liêng) thở dài. Vụ Hè Thu năm nay, gia đình bà có hơn 7 sào lúa. Thời điểm này, ai cũng đang lo cứu lúa của mình hoặc của những người thân quen nên để gọi người đến gặt thuê rất khó. 

“Hiện giờ nước ngập sâu quá 1m rồi, chúng tôi không thể mạo hiểm ra gặt được. Bây giờ, có thuê với giá cao, thậm chí là chia đôi lợi nhuận tức chủ ruộng chỉ hưởng 50% mà cũng không thuê được", bà Tường ngậm ngùi.

Được biết, huyện Lắk là một trong những vựa lúa lớn nhất tỉnh. Hàng năm, mùa mưa về, nước lũ từ các nhánh của sông Krông Ana dâng nhanh. Do chưa có đê bao, nước tràn vào các cánh đồng sản xuất lúa của bà con gây bị thiệt hại tương đối lớn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.