Hà Tĩnh: Gặt lúa sớm, thu hoạch tôm non bán "chạy" bão

GD&TĐ - Nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão Conson, những ngày qua bà con nông dân Hà Tĩnh đang hối hả thu hoạch nông sản trước khi bão đổ bộ.

Người dân thu hoạch tôm trước vụ
Người dân thu hoạch tôm trước vụ
Vụ hè thu 2021, tỉnh Hà Tĩnh gieo trồng hơn 44 nghìn ha lúa. Hiện nay, hầu hết diện tích lúa hè thu đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch.
Vụ hè thu 2021, tỉnh Hà Tĩnh gieo trồng hơn 44 nghìn ha lúa. Hiện nay, hầu hết diện tích lúa hè thu đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch. 
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, bà con nông dân đã tập trung nhân lực, huy động phương tiện máy móc ra đồng thu hoạch lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, bà con nông dân đã tập trung nhân lực, huy động phương tiện máy móc ra đồng thu hoạch lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. 
Tính đến thời điểm hiện nay, bà con nông dân Hà Tĩnh đa thu hoạch được khoảng 40.000 hecta lúa hè thu, chiếm tỷ lệ hơn 80% diện tích gieo trồng
Tính đến thời điểm hiện nay, bà con nông dân Hà Tĩnh đa thu hoạch được khoảng 40.000 hecta lúa hè thu, chiếm tỷ lệ hơn 80% diện tích gieo trồng
Tận dụng chút nắng hửng, bà Lê Thị Hải (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) phơi thóc. "Đúng ra thì lúa phải vài tuần nữa gặt là vừa, nhưng mưa bão thì đổ rạp hết nên thà gặt lúa sớm tý còn hơn mất trắng", bà Hải cho hay.
Tận dụng chút nắng hửng, bà Lê Thị Hải (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) phơi thóc. "Đúng ra thì lúa phải vài tuần nữa gặt là vừa, nhưng mưa bão thì đổ rạp hết nên thà gặt lúa sớm tý còn hơn mất trắng", bà Hải cho hay. 
Tại các cảng cá tại huyện Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên… ngư dân cũng đang giằng néo các phương tiện đánh bắt.

Tại các cảng cá tại huyện Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên… ngư dân cũng đang giằng néo các phương tiện đánh bắt.

Theo BQL cảng cá, hiện nay, đã có 344 tàu thuyền vào tránh gió bão tại các cảng Cửa Sót (Lộc Hà), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) và Cửa Hội (Nghi Xuân). Riêng tổng tàu thuyền đang neo đậu, tránh trú bão tại cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) là 205 tàu (trong đó: địa phương 182 tàu, Nghệ an 20 tàu/40 người, Thanh hoá 3 tàu/9 người).
Theo BQL cảng cá, hiện nay, đã có 344 tàu thuyền vào tránh gió bão tại các cảng Cửa Sót (Lộc Hà), Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) và Cửa Hội (Nghi Xuân).
Riêng tổng tàu thuyền đang neo đậu, tránh trú bão tại cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) là 205 tàu (trong đó: địa phương 182 tàu, Nghệ an 20 tàu/40 người, Thanh hoá 3 tàu/9 người).
Khu vực nuôi cá lồng bè tại thôn Đông Hải (xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà). Toàn khu vực nuôi trông có khoảng 60 hộ với hơn 70 cụm lồng bè
Khu vực nuôi cá lồng bè tại thôn Đông Hải (xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà). Toàn khu vực nuôi trông có khoảng 60 hộ với hơn 70 cụm lồng bè
Hộ anh Nguyễn Văn Nga, đang giằng néo lại cụm lồng bè của gia đình trước khi bão đổ bộ. Anh Nga cho biết, do khu vực này không có khu nuôi trồng bên trong nên mỗi lần mưa bão chỉ có thể phủ lưới lên lồng bè và giằng néo lại tránh nước lũ lên làm cá trôi ra ngoài.
Hộ anh Nguyễn Văn Nga, đang giằng néo lại cụm lồng bè của gia đình trước khi bão đổ bộ. Anh Nga cho biết, do khu vực này không có khu nuôi trồng bên trong nên mỗi lần mưa bão chỉ có thể phủ lưới lên lồng bè và giằng néo lại tránh nước lũ lên làm cá trôi ra ngoài.
Người nuôi trông thủy sản tại xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) chuẩn bị vật dụng để đưa cá lồng bè vào bên trong tránh ngộp nước
Người nuôi trông thủy sản tại xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) chuẩn bị vật dụng để đưa cá lồng bè vào bên trong tránh ngộp nước
Ông Nguyễn Văn Tranh (65 tuổi, thôn Tân Quý, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) có 5 ao nuôi tôm tại khu vực nuôi trông thủy sản Hà Vọoc. Năm ngoái do chủ quan nên hộ gia đình ông thiệt hại hơn 300 triệu đồng do tôm bị chết và trôi sau bão.
Ông Nguyễn Văn Tranh (65 tuổi, thôn Tân Quý, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) có 5 ao nuôi tôm tại khu vực nuôi trông thủy sản Hà Vọoc.
Năm ngoái do chủ quan nên hộ gia đình ông thiệt hại hơn 300 triệu đồng do tôm bị chết và trôi sau bão.

Để đối phó với cơn bão Conson, ông Tranh đã mua 1,2 triệu tiền lưới để về đóng cọc vây quanh khu vực nuôi tôm của gia đình nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.
Để đối phó với cơn bão Conson, ông Tranh đã mua 1,2 triệu tiền lưới để về đóng cọc vây quanh khu vực nuôi tôm của gia đình nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.
Còn hộ ông Nguyễn Văn Doãn (70 tuổi, thôn Tân Quý, xã Hộ Độ) cũng cho biết, mấy ngày qua ông luôn phải túc trực quanh khu vực nuôi trồng thủy sản để canh thủy triều lên xuống. "Hiện nay mực nước chênh lệch trong và ngoài đê vẫn bình thường. Nhưng nếu lượng mưa vẫn tăng thì rất đáng lo. Hiện tôi đang phải bán tôm non giá rẻ để hạn chế thiệt hại", ông Doãn cho hay.
Còn hộ ông Nguyễn Văn Doãn (70 tuổi, thôn Tân Quý, xã Hộ Độ) cũng cho biết, mấy ngày qua ông luôn phải túc trực quanh khu vực nuôi trồng thủy sản để canh thủy triều lên xuống.
"Hiện nay mực nước chênh lệch trong và ngoài đê vẫn bình thường. Nhưng nếu lượng mưa vẫn tăng thì rất đáng lo. Hiện tôi đang phải bán tôm non giá rẻ để hạn chế thiệt hại", ông Doãn cho hay.
Năm nay, hồ ông Doãn nuôi khoảng 10.000 tôm thẻ, 3.000 cua và 500 con cá trô. Theo tính toán thì phải 15 ngày nữa, lứa tôm thẻ của ông Doãn mới đến kỳ thu hoạch. Lo sợ bão vào, nên ông Doãn đã gọi người đến bán tôm non với giá rẻ hơn ngày thường từ 20.000-30.000/yến. Hiện nay tôm thẻ có giá khoảng 100.000 đồng/yến, bình thường từ 120.000 đồng - 130.000/yến.
Năm nay, hồ ông Doãn nuôi khoảng 10.000 tôm thẻ, 3.000 cua và 500 con cá trô.
Theo tính toán thì phải 15 ngày nữa, lứa tôm thẻ của ông Doãn mới đến kỳ thu hoạch. Lo sợ bão vào, nên ông Doãn đã gọi người đến bán tôm non với giá rẻ hơn ngày thường từ 20.000-30.000/yến.
Hiện nay tôm thẻ có giá khoảng 100.000 đồng/yến, bình thường từ 120.000 đồng - 130.000/yến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Lạc quan xây hạnh phúc

GD&TĐ - Chị đang lúi húi dưới bếp chuẩn bị bữa cơm chiều, nghe tiếng gọi hoảng hốt của mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài ngõ vội chạy ra.