Người bệnh nội trú tuyến tỉnh có xu hướng tăng cách biệt hơn so với tuyến huyện

GD&TĐ - Sau một năm thực hiện chính sách thông tuyến khám chữa bệnh BHYT ở tuyến tỉnh, tỉ trọng người bệnh nội trú tại tuyến tỉnh có xu hướng tăng cách biệt hơn so với tuyến huyện.

Ông Lê Văn Phúc- Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam)
Ông Lê Văn Phúc- Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam)

Ngày 28/4, tại phiên họp cung cấp thông tin về chính sách BHXH, BHYT quý 1/2022, ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, quý I/2022, tỷ trọng người bệnh nội trú tại tuyến tỉnh có xu hướng tăng cách biệt hơn so với tuyến huyện (tuyến Trung ương: 5,1%; tuyến tỉnh: 52,6%; tuyến huyện: 42,3%).

Nguyên nhân có thể do người bệnh đã được cung cấp thông tin nhiều hơn về quyền lợi khi đi KCB thông tuyến tỉnh; thói quen đi KCB đã dần trở lại khi dịch bệnh đã dần ổn định và người dân đã được tiêm vaccin phòng Covid-19.

So sánh tỷ lệ nội trú giữa các tuyến cho thấy tỷ lệ nội trú trong năm 2021 ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh có xu hướng tăng rõ rệt hơn các tuyến khác, đặc biệt ở khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Theo ông Lê Văn Phúc, với sự thuận lợi từ chính sách “thông tuyến tỉnh” tỉ lệ số người KCB nội trú trái tuyến tại tuyến tỉnh của năm 2021 trên toàn quốc đã tăng hơn 73% so với năm 2020, trong khi số lượt bệnh nhân nội trú trái tuyến tại tuyến Trung ương giảm 25%.  So sánh tỉ trọng lượt nội trú trái tuyến trong tổng lượt nội trú của hai năm 2021-2020 cho thấy sự gia tăng số lượt đi KCB trái tuyến tại tuyến tỉnh tăng cao ở tất cả các vùng (trừ khu vực Đông Nam Bộ có xu hướng giảm nhẹ), trong đó khu vực trung du và miền núi phía Bắc tăng hơn 300; khu vực đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tăng trên dưới 100%.

Số liệu từ Hệ thống thông tin giám định BHYT của BHXH Việt Nam cho thấy  tỉ lệ lượt bệnh nhân nội trú trái tuyến/ tổng lượt bệnh nhân nội trú của toàn quốc năm 2020 là 14,3%%, năm 2021 là 30,5.  Một số cơ sở KCB tuyến tỉnh gia tăng lượt KCB trái tuyến như Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên tăng từ 52,6% năm 2020 lên 98% so với năm 2021; Bệnh viện Phục hồi chức năng Hải Phòng có tỉ lệ tương ứng là 50,7% và 95,3; Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nghệ An: 14,1% và 92,9%; Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An: 3% và 89,8%…

Với chính sách thông tuyến BHYT tuyến tỉnh giúp bệnh nhân dễ tiếp cận dịch vụ y tế, được KCB tại cơ sở y tế tuyến trên theo nhu cầu, được hưởng quyền lợi BHYT như đi KCB đúng tuyến; giảm thời gian làm thủ tục chuyển tuyến… Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bất cập là người dân vào viện khi chưa thực sự cần thiết, tăng chi từ tiền túi do chi phí bình quân tại cơ sở y tế tuyến trên cao, chi phí đồng chi trả nội trú nhiều hơn; nguy cơ quá tải cơ sở KCB tuyến tỉnh… Mặt khác sẽ ảnh hưởng đến chính sách quản lý KCB của Nhà nước và nguồn lực KCB BHYT vì chỉ số thống kê y tế không phản ánh đúng nhu cầu KCB, mô hình bệnh tật của Việt Nam (như: tỉ lệ bệnh nhân nội trú…); gia tăng chi phí từ quỹ BHYT.

Kết quả khám chữa bệnh BHYT nói chung

Theo BHXH Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số lượt KCB BHYT năm sau giảm hơn năm trước: Năm 2019 (hơn 184,5 triệu lượt); năm 2020 (hơn 168 triệu lượt, giảm 8,9% so với năm 2019); năm 2021 (hơn 126,8 triệu lượt, giảm 24.5% so với năm 2020). Trong đó: Khu vực Tây Nguyên Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ giảm mạnh nhất với lượt KCB chung giảm tương ứng là: 52%, 46%; Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có số lượt giảm ít nhất với lượt KCB chung giảm 15,3%.

Tỷ lệ nhập viện nội trú, số ngày điều trị bình quân chung của toàn quốc vẫn có xu hướng tăng, cụ thể: Tỷ lệ nội trú KCB BHYT trên tổng lượt KCB BHYT năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là: 9,3%; 9,2%; 9,8%. Ngày điều trị bình quân trong năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là: 6,4; 6,4; 6,6.

Chi phí bình quân/lượt điều trị: Mặc dù chi KCB BHYT giảm song chi phí bình quân ở tuyến trên luôn cao hơn tuyến dưới, năm trước thường cao hơn năm sau. Giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, chi phí bình quân của nội trú lại có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, có đến 69% cơ sở y tế tuyến tỉnh có chi phí bình quân BHYT cho người bệnh nội trú tăng hơn năm 2020. Một số cơ sở có chi phí bình quân nội trú tăng gấp đôi như Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh TPHCM, Bệnh viện Tim mạch TP.Cần Thơ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.