Ngủ mơ, gặp ác mộng phải xử trí thế nào?

Con tôi năm nay 14 tuổi. Đêm nào cháu cũng nằm mơ, khi tỉnh dậy rất sợ hãi và khó ngủ tiếp được. Gần đây, sau giấc mơ, con tỉnh dậy thường thấy người lạnh toát, người run bần bật. Tôi thấy con ngày càng nhát hơn, hay bị sợ hãi, giật mình, nhất là khi trời tối hay phải ngủ một mình. Tình trạng này kéo dài lâu liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu và khắc phục thế nào, thưa bác sĩ?

Ngủ mơ, gặp ác mộng phải xử trí thế nào?

Trả lời: Ngủ mơ là một hoạt động tâm thần của con người trong lúc ngủ. Ngủ mơ có thể nói hoặc không nói, thỉnh thoảng mơ hoặc thường xuyên nằm mơ…. tùy theo mỗi người.

Theo phân tâm học, ngủ mơ là hiện tượng bình thường của con người phản ánh những mong muốn, nhu cầu mà khi thức, chúng ta không dám làm hoặc không thể làm được.

Tuy nhiên, ngủ mơ kéo dài, liên tục, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng đến công việc và học tập thì bạn cần đưa con đến các cơ sở y tế hoặc tư vấn tâm lý để được khám và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Trước hết con bạn cần tránh những căng thẳng về thể lực, tâm lý trước khi đi ngủ. Đảm bảo chế độ ăn điều độ, bổ sung đầy đủ các vitamin, luyện tập thể thao thường xuyên.

Không lạm dụng những chất kích thích như cà phê, thuốc ngủ… Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ. Tư thế ngủ không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bởi vì tư thế ngủ sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não. Cũng không nên ngủ quá nhiều, chỉ nên ngủ từ 7 - 8 giờ/ngày.

Theo ANTĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lộ trình cho xe điện

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nhóm nữ sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk). Ảnh: ND

Kể chuyện dân tộc bằng ngôn ngữ thời đại

GD&TĐ - Vượt qua hơn 250 đội thi từ 11 quốc gia, 3 nữ sinh đến từ Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk) xuất sắc giành giải Ba Cuộc thi Thử thách sáng tạo kinh doanh Việt Nam (VBIC) 2025.

NATO không kết nạp bất cứ nước nào đang có chiến tranh

Pháp dự đoán xung đột còn kéo dài 5 năm

GD&TĐ - Báo cáo ‘Đánh giá Chiến lược Quốc gia đến năm 2030’ của Pháp dự báo cuộc xung đột Nga-Ukraine không sớm kết thúc và có thể kéo dài từ 3-5 năm nữa.