Ngôn ngữ giảng dạy và chính sách ngôn ngữ ở Malaysia

Ngôn ngữ giảng dạy và chính sách ngôn ngữ ở Malaysia

Sau xung đột giữa các sắc tộc xảy ra năm 1969, tộc người Melayu chiếm vị trí chủ đạo trong chính quyền, nỗ lực xoá bỏ các trường học sử dụng ngôn ngữ tộc người thiểu số (địa phương), thống nhất sử dụng tiếng Anh và tiếng Melayu trong ngôn ngữ dạy và học ở các trường công lập từ những năm 1970. Một số người không thuộc tộc người Malayu, điển hình như các tộc người có nguồn gốc Trung Hoa, Ấn Độ xem điều này như một chiến dịch rộng lớn để tước bỏ quyền của họ và khiến bản sắc văn hoá của họ trở nên mờ nhạt.

Ngôn ngữ luôn là vấn đề nhạy cảm ở Malaysia

Giáo sư Bala, một nhà phê bình thuộc Đại học Tổng hợp Malaya, Kuala Lumpur cho rằng ngôn ngữ luôn trở thành một vấn đề gây tranh cãi ở Malaysia. Ông nói: “Ngôn ngữ là một vấn đề nhạy cảm trong giáo dục và kể từ khi Malaysia dành được độc lập thì ngôn ngữ được sử dụng trong hiến pháp là ngôn ngữ quốc gia và là tiếng Melayu. Cho nên vấn đề ngôn ngữ cũng trở thành vấn đề bản sắc dân tộc, chủ nghĩa dân tộc và do đó nó thuộc về vấn đề của một quốc gia.”

Năm 2004, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã ban hành quyết định về việc tái sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ trung gian trong việc dạy và học môn toán và các môn khoa học tự nhiên ở trường tiểu học và trung học cơ sở. Thủ tướng Mahathir đã từng nói: “…để người dân Malaysia có thể nhanh chóng tiếp cận và nắm được các khoa học tự nhiên và toán học vì trong các cuốn sách, vì các thuật ngữ và khái niệm thường xuyên sử dụng tiếng Anh.” Cho đến những năm gần đây, không ít người dân Malaysia có thể sử dụng tiếng Anh trong ngôn ngữ hằng ngày ở nhà, ở trên tàu hoả, ở quán ăn, đặc biệt là ở trường học và công sở. Cũng có nhiều người sử dụng ngôn ngữ pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng Melayu. Một số lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân trong các cuộc họp báo cũng thường xuyên sử dụng tiếng Anh, hiếm khi sử dụng tiếng Melayu. Các cơ quan truyền thông lớn nhất của Malaysia như báo The Star cũng sử dụng tiếng Anh.

Bộ trưởng giáo dục Malaysia MUHYIDDIN YASSIN
Bộ trưởng giáo dục Malaysia MUHYIDDIN YASSIN

Thế nhưng gần đây, chính phủ đương nhiệm Malaysia đã xem xét và đưa ra các quy định về việc trở lại với hệ thống giáo dục cũ trong đó vấn đề ngôn ngữ giảng dạy các môn khoa học tự nhiên được đưa ra hàng đầu. Việc bảo vệ quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân giờ đây được xem như là việc bảo vệ di sản văn hoá của họ. Những nhà giáo dục gốc Trung Hoa ở Malaysia cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài (ngoại ngữ) trong giảng dạy ảnh hưởng nghiêm trọng đến học sinh trong việc hiểu bài học một cách có hiệu quả, sâu sắc, đặc biệt đối với học sinh ở nông thôn. Ý kiến khác cho rằng ở các bậc học trên, học sinh cần hiểu rõ và chính xác các khái niệm, các kiến thức cơ bản mà ngôn ngữ giảng dạy là ngoại ngữ khó lòng đáp ứng nổi. Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục Malaysia hiện nay, ông Muhyiddin Yassin ngày 8/ 7/ 2009 đã đưa ra quyết định xoá bỏ chính sách ngôn ngữ sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy ở trường học và quyết định đó sẽ có hiệu lực đầy đủ vào năm 2012. Chính sách sử dụng tiếng Anh cũng được tổ chức các nhà văn, các chuyên gia ngôn ngữ và các phe phái đối lập đánh giá rằng việc sử dụng tiếng Anh đã giết chết ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ quốc gia tức tiếng Melayu.

Lớp học nhạc đầy đủ các loại nhạc cụ và sân khấu cho các em biểu diễn
Một lớp học ở Malaysia

Hiện, ở Malaysia có ba loại trường tiểu học đó là trường tiểu học công lập sử dụng tiếng Malaysia là ngôn ngữ trung gian, và trường tiểu học công lập China (Trung Quốc- thuộc Chính phủ) sử dụng tiếng mẹ đẻ của người Trung Quốc và trường tiểu học công lập Tamil sử dụng tiếng Tamil. Tuy nhiên học sinh Melayu cũng có thể vào học ở trường tiểu học sử dụng tiếng Tamil và tiếng Hoa (China) và ngược lại.

Kết quả nghiên cứu

Năm 2008 một nghiên cứu được 7 trường đại học ở Malaysia phối hợp thực hiện đã chỉ ra ảnh hưởng của việc sử dụng tiếng Anh ở đất nước này. Kết quả là, chính sách trên chỉ nâng được 4% khả năng của học sinh trong việc sử dụng tiếng Anh, thế nhưng ngược lại, sự quan tâm của họ đối với môn toán và các môn khoa học tự nhiên thì giảm sút.

Theo nghiên cứu của 53 chuyên gia ngôn ngữ, chính sách sử dụng tiếng Anh đã gây ra sự lãng phí kép đối với các học sinh, đặc biệt là đối với 75% số học sinh thuộc loại học lực trung bình và kém trong ba môn học đó là tiếng Anh, toán và các môn khoa học tự nhiên. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12- 2008 với 15.089 tình nguyện viên là các học sinh ở một số trường học ở thành phố, nông thôn cùng 553 giáo viên. Có 5.595 học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học tham gia nghiên cứu này, và thành tích học tập của họ ngày càng giảm sút trong môn toán, các môn khoa học tự nhiên khi họ đã lên lớp 6 bởi hậu quả của việc sử dụng tiếng Anh.

Nghiên cứu trên cho biết sự giảm sút thành tích học hành ở các môn trên của học sinh là do học sinh không thành công trong việc hiểu các khái niệm khoa học tự nhiên và toán học vì không có khả năng giao tiếp hiệu quả với giáo viên hoặc với học sinh khác thông qua tiếng Anh.  

Hoàng Đặng Thục Chi

(Theo Sinar Baru)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ