Văn hóa linh vật trong xã hội Nhật Bản
Okaasan to Isshoni (Cùng với mẹ) là một trong các chương trình giáo dục học sinh tại đây. Chương trình này được trình chiếu trên đài NHK của Nhật Bản.
Bà Ohira từng đã hóa trang thành linh vật chuột Porori nổi tiếng trong suốt hơn một thập niên. Sau khi kết thúc công việc này, bà quyết định đào tạo thế hệ các diễn viên kế tiếp. Một số học sinh khi học ở Choko Group đã quả quyết rằng đây là một ngôi trường hết sức đặc biệt bởi vì nhà sáng lập cũng là một cựu linh vật uy tín, một linh vật đã tồn tại với họ trong những tháng năm thơ ấu, và cũng quen thuộc với những bà mẹ từng lấy linh vật Porori để giáo dục con trẻ. Đối với họ, việc học cũng như tham gia một lớp diễn xuất nghệ thuật được dạy bởi một diễn viên nổi tiếng là điều vô cùng hứng thú.
Thật vậy, linh vật - hay Yurukyara - có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản. Từ các thành phố cho đến các công ty, thậm chí cả nhà tù và sở thuế đều sử dụng linh vật. Linh vật thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện lớn tại mỗi thành phố trên đất Nhật. Chúng cùng tham dự vào những buổi mít-tinh, thể hiện những cái ôm nồng ấm, tặng chữ ký và cải thiện các mối quan hệ từ việc thuê mướn hay làm quà tặng.
Ảnh về linh vật được treo đầy rẫy, trẻ em tha hồ tạo dáng chụp ảnh với chúng. Ngay cả người lớn cũng mê Yurukyara. Thậm chí còn có cả một giải thưởng Yurukyara hàng năm được trao tặng cho những linh vật nổi tiếng nhất, cũng như có Hội nghị thượng đỉnh linh vật thế giới. Theo nhà sáng lập Choko Ohira thì cơn sốt hâm mộ linh vật đã bắt đầu vào khoảng đầu thập niên 2000. Đó là khi các thành phố tích cực sử dụng linh vật như một phương thức quảng bá hình ảnh, và vì thế mà Yurukyara dễ dàng tạo ấn tượng trong mắt cộng đồng.
Một số linh vật còn được lăng xê lên hàng ngôi sao quốc gia, như có thể kể chú gấu Kumamon của thành phố Kumamoto, hay trái lê khổng lồ Funassyi của Funabashi. Năm 2015, sự bùng nổ của nhu cầu sử dụng linh vật cũng khiến chính phủ Nhật quyết định lấy ngân sách của các cộng đồng dùng để sáng tạo và duy trì Yurukyara. Ở tỉnh Osaka, 20 trong số 92 loại linh vật đã thu về khá nhiều tiền tài trợ. Sự bùng nổ linh vật dường như không có dấu hiệu dừng. Năm 2018, lễ trao giải thưởng Yurukyara đã trao cho 909 con linh vật truyền thống của Nhật Bản. Điều gì đã khiến người ta muốn hóa trang thành các linh vật nổi tiếng?
Nhà sáng lập Choko Ohira (bìa phải) đang hướng dẫn học sinh thông qua một loại vũ điệu phức tạp |
Ngôi trường linh vật kỳ thú
Mục tiêu dạy học của nhà sáng lập Ohira là giúp mọi người có cuộc sống, trạng thái vui vẻ bằng cách trở thành linh vật, không quan trọng họ là ai. Có một ngôi trường gần nhà bà Ohira là nơi học của những đứa trẻ khiếm thính và bà Ohira muốn trẻ con ở đó cũng tham gia vào việc hóa trang linh vật.
Choko Ohira còn có một kế hoạch lớn là sáng tạo linh vật theo cách riêng của trường mình, để không chỉ biểu diễn ở đất nước mặt trời mọc mà còn lưu diễn khắp thế giới, nhất là các quốc gia Đông Á vì các xứ này hòa hợp với văn hóa linh vật hơn so với phần còn lại của thế giới.
Các biểu tượng linh vật trong trường |
Không cần qua đào tạo, các nhân viên công ty có thể thoải mái mặc đồ linh vật khi họ muốn hóa trang. Nhưng, các học sinh tại Choko Group thì khác, thường họ phải tuân theo những quy định hết sức nghiêm túc do nhà trường đề ra, gồm không được để cho ai thấy diễn viên trong tư thế hở hang khi mặc trang phục linh vật.
Ngoài ra, việc giữ cho linh vật có vẻ ngoài sống động - chứ không phải do con người đóng giả - là một điều hết sức quan trọng. Khi có mặt trong lớp học, các học sinh không được phép nói chuyện, trừ phi họ đã leo lên được tầng lớp trên trong xã hội linh vật như là một diễn viên chính, hoặc là khi họ “trốn” trong bộ trang phục chung chung của Yurukyara. Bất kể giọng điệu tự nhiên của diễn viên ra sao, khi ở lớp họ sẽ được học cách nói chuyện sao cho giọng điệu trở nên dễ thương nhất.
Tùy theo chiều cao mà diễn viên có thể mặc các bộ trang phục linh vật khác nhau, và bộ trang phục linh vật dễ thương sẽ được trao cho học viên nam có giọng nói trầm. Các học sinh cũng thường phải tập thể dục nhuần nhuyễn trước khi mặc trang phục động vật. Vì nhiều bộ trang phục khá rườm rà làm hạn chế chuyển động của linh vật nên đòi hỏi học sinh phải khỏe mạnh và nhanh nhẹn để bắt kịp với những nhịp chuyển động đó. Cùng lúc với việc mặc trang phục động vật, các học sinh tham gia vào một vũ điệu ngắn, nói thì có vẻ đơn giản nhưng rõ ràng các học sinh phải tập trung cao độ.
Hóa trang một linh vật |
Mỗi học sinh có 30 phút để bận đồ vào người (trang phục do trường Choko cung cấp). Ngay cả các động tác nhấc chân cũng đòi hỏi rất nhiều thao tác phức tạp. Sau khi biểu diễn xong, các bộ phục trang được làm sạch và phun chất làm trung hòa mùi trước khi đặt chúng trở lại các ngăn kệ trong phòng phục trang.
Ngoài khả năng cống hiến nghệ thuật thì một phần văn hóa linh vật của Nhật Bản là nó rất phổ biến, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Nhưng, theo nhà sáng lập Choko Ohira, sự phổ biến này phải có căn cớ riêng. Bà giải thích: “Nhật Bản là một xã hội ít có sự đụng chạm lớn; những cái bắt tay hay ôm không phổ biến, mà thay vào đó người Nhật có thói quen cúi đầu hay vẫy tay nhẹ nhàng. Nhưng linh vật lại thiên về ôm, đó là lý do không chỉ con nít mà cả người lớn cũng thích. Linh vật ôm công khai mọi người, bao gồm cả người già theo một cách rất riêng. Nói nôm na thì khi chúng ta được linh vật ôm thì sẽ có cảm giác ôm ai đó tương tự và hạnh phúc”.