Ngoại trưởng Đức: Nord Stream 2 vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của EU
Hải Yến
GD&TĐ - Dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 gây tranh cãi vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) để được chứng nhận.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết quá trình chứng nhận vẫn bị đình chỉ tới khi nhà điều hành có những thay đổi.
Phát biểu với tờ báo La Stampa của Italy, bà Annalena Baerbock chỉ ra rằng việc khởi động Nord Stream 2 trong tương lai có ý nghĩa địa chính trị, do đó chính quyền mới ở Berlin yêu cầu đáp ứng tất cả các yêu cầu trước khi chứng nhận.
Việc phê duyệt đường ống, có thể được hoàn thành vào tháng này nhưng đã bị đình chỉ vào giữa tháng 11 vừa qua sau khi Cơ quan Mạng lưới Đức nhấn mạnh rằng nhà điều hành dự án Nord Stream 2 AG phải thành lập một công ty con tại Đức. Bộ Năng lượng Đức mô tả việc đình chỉ này là một vấn đề về quy định và là một bước tạm thời, quá trình xác nhận sẽ tiếp tục khi nhà điều hành thành lập được công ty con trên.
“Chính phủ liên bang của chúng tôi đã tuyên bố rõ ràng trong thỏa thuận liên minh rằng các dự án năng lượng ở Đức phải tuân thủ các yêu cầu của châu Âu, điều này cũng áp dụng cho Nord Stream 2. Hiện tại việc này chưa được đáp ứng nên quá trình chứng nhận đã bị đình chỉ” – bà Baerbock nói.
Ngoại trưởng Đức cũng cho biết Berlin có một thỏa thuận với Mỹ, trong đó cam kết sử dụng các biện pháp cứng rắn chống lại Nga trong trường hợp Moscow sử dụng năng lượng làm vũ khí chống lại Ukraine.
Nord Stream 2 được hoàn thành vào tháng 9 năm ngoái và kết nối Nga với Đức mà không cần đi qua bất kỳ quốc gia thứ 3 nào. Điều này có nghĩa là khi bắt đầu hoạt động, việc vận chuyển khí đốt sẽ ít phụ thuộc hơn vào các bên thứ 3, do đó làm giảm giá sản phẩm. Tuy nhiên, dự án này gặp phải sự phản đối kịch liệt của các chính trị gia ở Mỹ và Ukraine. Họ cho rằng đường ống sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga và làm giảm an ninh năng lượng của của lục địa này.
Tháng 12 vừa qua, Tổng thống Nga Putin nói rằng Nord Stream 2 đã sẵn sàng hoạt động và đưa khí đốt tự nhiên đến phần còn lại của châu Âu.
Hôm 24/6, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói với tờ Der Spiegel rằng nước này có thể bị buộc phải đóng cửa toàn bộ các lĩnh vực công nghiệp nếu tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên toàn quốc xảy ra.
Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh BRICS ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Moscow và Kiev, cũng như các nỗ lực của Liên hợp quốc và Hội Chữ thập đỏ ở Ukraine.
Hệ thống phòng không Buk đang thực hiện một cuộc tấn công vào một mục tiêu không xác định nhưng nó đã bất ngờ quay đầu, tự giáng đòn vào vị trí của mình – hãng tin Avia.pro cho biết hôm qua (24/6).
GD&TĐ - Ấn Độ đã đưa ra động thái đầy bất ngờ bằng việc cấm xuất khẩu lúa mì vào ngày 13/5. Quyết định được đưa ra nhằm “quản lý an ninh lương thực chung của đất nước và hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương khác”.
GD&TĐ - Cho đến những năm 1970, Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đã kết thúc gần ba thập niên. Những người lính trẻ đã trở về nhà, lập gia đình và bước vào tuổi trung niên.
GD&TĐ - Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 của Nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) qua video trực tuyến hôm nay (23/6).
GD&TĐ - Nhà điều hành khí đốt tự nhiên của Ukraine là Naftogaz có kế hoạch nộp đơn kiện Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga vào tháng 7 vì chưa trả đủ tiền cho quá trình vận chuyển khí đốt đến châu Âu.
GD&TĐ - Trước vẻ đẹp phong phú, rực rỡ của thiên nhiên và yêu cầu cấp bách phải thiết lập một hàng rào bảo vệ động thực vật, vào thế kỷ 19 lần đầu tiên người ta đã thành lập Công viên quốc gia Yellowstone tại Mỹ.
GD&TĐ - Các chuỗi cung ứng thời trang tại châu Á đang dần chuyển đổi từ thời trang nhanh sang xu hướng sử dụng quần áo chất liệu bền, có thể tái chế, nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và tránh lãng phí.
GD&TĐ - Một con cá đuối nặng tới 300kg đã bị bắt tại một làng chài hẻo lánh bên bờ sông Mekong ở Campuchia. Đây được xem là con cá nước ngọt nặng nhất từng được ghi nhận.
GD&TĐ - Cố vấn của văn phòng Tổng thống Ukraine Alexey Arestovich cho biết có khoảng 10.000 lính Ukraine đã thiệt mạng và khoảng 30.000 người bị thương kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự.
GD&TĐ - Các nhà báo là những người ngày càng có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công. Những vụ ám sát nhà báo được coi là minh chứng rõ nhất cho một viễn cảnh ảm đạm về tự do truyền thông.
GD&TĐ - Cựu lãnh đạo Cục An ninh Quốc gia Ba Lan, Tướng Stanislaw Koziej kêu gọi NATO đưa ra tối hậu thư cho Nga. Ông Koziej từng là giám đốc an ninh quốc gia Ba Lan từ năm 2010 đến 2015.
GD&TĐ - Frank Abaganale, sống tại Mỹ, từng đóng giả thành phi công, bác sĩ, luật sư, giảng viên đại học... và sử dụng ngân phiếu giả ở khắp nơi trên thế giới.