Lý do khiến Tổng thống Pháp muốn “chọc giận” người “chê” vắc xin Covid-19

GD&TĐ - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gợi ý rằng việc cố tình chọc tức những người chưa được tiêm chủng sẽ thuyết phục nhiều công dân đi tiêm vắc xin Covid-19 hơn.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Ông cho biết đang làm tất cả những gì có thể để loại người hoài nghi vắc xin ra khỏi cuộc sống cộng đồng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gợi ý rằng việc cố tình chọc tức những người chưa được tiêm chủng sẽ thuyết phục nhiều công dân đi tiêm vắc xin Covid-19 hơn. Ông cho biết đang làm những gì có thể để loại người hoài nghi vắc xin ra khỏi cuộc sống cộng đồng.

Trong một cuộc trò chuyện với tờ Le Parisien vào hôm qua (4/1), ông Macron cho biết mục tiêu của ông là làm cho cuộc sống của những người không tiêm chủng càng khó khăn càng tốt, hy vọng sự phẫn nỗ của họ sẽ thúc đẩy nhiều người đi tiêm hơn.

“Tôi không muốn chọc tức người dân Pháp, nhưng đối với người không tiêm chủng, tôi thực sự muốn chọc giận họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều này cho tới cùng. Đây là chiến lược” – Tổng thống Pháp nói và cho biết chỉ có một thiểu số vẫn đang “kháng cự”.

Ông Macron cho biết chính quyền của ông đang “gây áp lực lên những người không tiêm chủng bằng cách hạn chế càng nhiều càng tốt quyền tiếp cận của họ với các hoạt động trong đời sống xã hội”.

Theo dữ liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu tổng hợp, chỉ hơn 73% dân số Pháp đã tiêm 2 liều vắc xin Covid-19, khiến hàng triệu cư dân thuộc “nhóm thiểu số” đang làm Tổng thống Pháp lo lắng.

Ông Macron cho biết nhà chức trách sẽ không “cưỡng bức” việc tiêm chủng hoặc bỏ tù người từ chối vắc xin. Tuy nhiên, bình luận của ông được đưa ra khi các nhà lập pháp đang tranh luận về việc có nên thắt chặt các hạn chế chống dịch trong nước để chỉ cho phép người đã tiêm chủng đầy đủ vào những địa điểm công cộng hay không.

Hiện tại, ngoài bằng chứng đã tiêm vắc xin, người dân có thể cung cấp xét nghiệm Covid-19 âm tính để được vào những nơi công cộng trên.

Tháng trước, chính phủ Pháp cũng tăng cường các hạn chế bằng cách yêu cầu công dân tiêm mũi nhắc lại trong vòng 3 tháng kể từ liều thứ 2. Họ cảnh báo rằng người không làm như vậy sẽ không còn được coi là “đã tiêm phòng đầy đủ” theo hệ thống hộ chiếu y tế.

Mặc dù Pháp lần đầu tiên áp dụng hộ chiếu y tế vào mùa hè năm ngoái nhưng dường như nước này đã không ngăn cản hiệu quả được số ca mắc Covid-19 tăng đột biến, bắt đầu từ tháng 11, có thể do biến thể Omicron.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.