Nghiên cứu về chứng sợ hãi điện thoại - một căn bệnh của thời đại số

GD&TĐ - Nếu bạn cảm thấy điện thoại mang đến cho bạn nỗi lo lắng nghiêm trọng thì bạn không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy.

Nghiên cứu về chứng sợ hãi điện thoại - một căn bệnh của thời đại số

Trên Reddit - một trang web nổi tiếng nơi bạn có thể tìm thấy ai đó để chia sẻ về bất cứ điều gì - có một chủ đề được gọi là "Telephobia".

Chủ đề này mô tả về cộng đồng trực tuyến, những người đang phải chịu đựng nỗi sợ hãi khi trò chuyện qua điện thoại với những cuộc gọi bất ngờ. Hiện tượng này trở nên "bình thường và phổ biến hơn bạn nghĩ".

Theo How Stuff Works, ngày ngay, nhiều người có xu hướng tránh trả lời hay thực hiện cuộc gọi – đó là lí do vì sao chúng ta có email và các tin nhắn văn bản hay các nền tảng truyền thông xã hội. Tuy nhiên, có một điều gì đó về điện thoại gây kinh hoàng cho một số người khiến họ bị ảm ảnh bởi những cuộc gọi điện thoại.

Nỗi lo sợ dữ dội và dai dẳng này có thể được phân loại như là một chứng ám ảnh bởi "Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders" (Sách hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần - ấn bản lần thứ 5).

Đối với những người bị sốc, viễn cảnh nói chuyện qua điện thoại hầu như luôn gây ra lo sợ hoặc lo lắng ngay lập tức: họ có thể cảm thấy không thoải mái khi gọi điện thoại ngay cả khi đó là lần cuối cùng họ có thể nói chuyện với bà ngoại đang hấp hối của họ . Họ thậm chí có thể bị mất việc vì từ chối thực hiện hoặc nhận cuộc gọi điện thoại.

Nhưng nỗi ám ảnh như thế này đến từ đâu? Rốt cuộc, điện thoại không thể cắn bạn như một con nhện; bạn không thể rơi ra khỏi nó như khi đứng trên một tòa nhà cao và nó không thực sự có tiềm năng để trở thành một mối nguy hại như lửa…

Theo bác sĩ Patrick McGrath, giám đốc lâm sàng của Trung tâm Anxiety và OCD tại Amita Health và là người phát ngôn của Hiệp hội Anxiety and Depression of America, những ám ảnh về điện thoại có thể liên quan nhiều hơn đến sự lo lắng xã hội hoặc một sự kiện chấn thương cụ thể.

McGrath nói: "Nhiều người với ám ảnh xã hội ghét điện thoại. Họ sẽ không thực hiện cuộc gọi cho thông tin chung, sợ rằng họ có thể lãng phí thời gian của ai đó hoặc có thể họ đã từng nhấc điện thoại lên và có tin xấu, hoặc họ đang gọi điện thoại trong khi lái xe và bị tai nạn - điện thoại có thể nhắc nhở họ của một sự kiện chấn thương trong quá khứ".

Theo McGrath, một phương pháp điều trị hội chứng này là loại liệu pháp được gọi là liệu pháp phơi nhiễm và phản ứng, trong đó mọi người dần dần làm những việc mà họ cảm thấy sợ hãi.

Chẳng hạn, một bệnh nhân bị ám ảnh về điện thoại bắt đầu bằng cách gọi một cửa hàng địa phương để hỏi thời gian đóng cửa, hoặc để mua một món đồ nào đó. Sau đó, họ gọi một nhà hàng để hỏi về những món đặc biệt của ngày. Sau khi nghe câu trả lời, họ nói "cảm ơn" và gác máy.

McGrath nói: "Các bệnh nhân sợ rằng người ở đầu bên kia của đường dây sẽ ghét họ và tức giận vì cuộc gọi làm lãng phí thời gian. Tất nhiên, những người này không có ý tưởng ai thực hiện cuộc gọi, nhưng điều đó không thành vấn đề.

Chỉ cần biết ai đó có thể tức giận họ là đủ sợ hãi. Sau đó, chúng tôi yêu cầu những người là thành viên gia đình và bạn bè cũ mà họ không nói chuyện gần đây gọi cho họ, để họ có thể thực hành các cuộc trò chuyện xã hội. Sau đó, chúng tôi phỏng vấn điện thoại giả với họ để thực hành với các cuộc phỏng vấn công việc ban đầu".

Sợ điện thoại cũng phản ánh những vấn đề độc nhất trong kinh nghiệm nói chuyện với ai đó mà bạn không thể nhìn thấy.

McGrath nói: "Một số người không thích nói chuyện qua điện thoại vì thiếu những tín hiệu xã hội mà bạn có thể gặp phải khi nói chuyện với người khác. Đối với người có nỗi ám ảnh về điện thoại, cuộc gọi điện video có thể dễ dàng hơn một cuộc gọi điện thoại vì bạn có thể nhận được các tín hiệu trực quan và hình ảnh mà bạn không gặp phải qua điện thoại".

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.