Nghiên cứu hé mở nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới từ Canada, đã làm sáng tỏ nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt liên quan đến tuổi tác (AMD).

Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt ảnh hưởng đến phần trung tâm của võng mạc, được gọi là điểm vàng. Nó dẫn đến mất thị lực trung tâm, gây khó khăn cho việc đọc, lái xe và nhận dạng khuôn mặt.
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt ảnh hưởng đến phần trung tâm của võng mạc, được gọi là điểm vàng. Nó dẫn đến mất thị lực trung tâm, gây khó khăn cho việc đọc, lái xe và nhận dạng khuôn mặt.

Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Maisonneuve-Rosemont ở Montreal đã tiết lộ các tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như béo phì, có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch và gây hại cho mắt khi già. Tạp chí Science đã đăng tải nghiên cứu trên.

Giáo sư nhãn khoa Przemyslaw (Mike) Sapieha của Đại học Montreal là người đứng đầu nghiên cứu cùng với đồng nghiệp, giáo sư nhãn khoa Masayuki Hata.

Ông cho biết có mong muốn tìm hiểu nguyên nhân khiến một số người có khuynh hướng di truyền lại phát triển AMD trong khi những người khác thì không.

Theo giáo sư Sapieha, mặc dù người ta đã đầu tư rất nhiều nỗ lực vào việc tìm hiểu các gen chịu trách nhiệm gây ra AMD, họ thấy các biến thể và đột biến ở các gen nhạy cảm chỉ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh chứ không gây ra bệnh.

Quan sát này cho thấy chúng ta phải hiểu rõ hơn về cách các yếu tố khác như môi trường và lối sống góp phần vào sự phát triển của bệnh.

AMD là nguyên nhân chính gây mù lòa không hồi phục trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến khoảng 196 triệu người vào năm 2020. Bệnh này có hai dạng:

AMD khô, đặc trưng bởi sự tích tụ chất béo lắng đọng ở phía sau mắt và các tế bào thần kinh trong mắt bị chết đi.

AMD thể ướt, đặc trưng bởi các mạch máu bị bệnh phát triển ở phần nhạy cảm nhất của mô tạo thị giác, được gọi là điểm vàng.

Người ta đã biết rằng hệ thống miễn dịch trong mắt của một người bị AMD trở nên rối loạn và hung hăng.

Thông thường, các tế bào miễn dịch giữ cho mắt khỏe mạnh, nhưng việc tiếp xúc với mầm bệnh như vi khuẩn và vi rút có thể khiến chúng trở nên tồi tệ.

Đồng thời, các tế bào miễn dịch cũng được kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng như mỡ thừa ở người béo phì.

Điều này khiến thừa cân trở thành yếu tố nguy cơ không di truyền số một, sau hút thuốc lá, khiến AMD phát triển,.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu Sapieha và Hata đã sử dụng bệnh béo phì như một mô hình để tăng tốc và phóng đại các tác nhân gây căng thẳng mà cơ thể trải qua trong suốt cuộc đời.

Họ phát hiện ra rằng béo phì thoáng qua hoặc có tiền sử béo phì dễ dẫn đến những thay đổi dai dẳng trong cấu trúc DNA ở các tế bào miễn dịch, khiến chúng dễ sản sinh ra các phân tử gây viêm hơn.

Giáo sư nhãn khoa Hata tại Đại học Kyoto, Nhật Bản cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cung cấp thông tin quan trọng về sinh học của các tế bào miễn dịch gây ra AMD và sẽ cho phép phát triển các phương pháp điều trị phù hợp hơn trong tương lai”.

Các nhà nghiên cứu hy vọng khám phá của họ sẽ khiến các nhà khoa học khác mở rộng mối quan tâm của họ ra ngoài các bệnh liên quan đến béo phì, sang các bệnh khác được đặc trưng bởi tình trạng viêm thần kinh gia tăng, bao gồm bệnh Alzheimer và bệnh đa xơ cứng.

Theo Scitechdaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.